RỐI LOẠN TÂM TRẠNG TIỀN KINH NGUYỆT (PMS - Premenstrual Syndrome)
Các tên gọi khác:
- Hội chứng Tiền kinh nguyệt
- Căng thẳng tiền kinh nguyệt
Rối loạn tâm trạng, thường xảy ra khoảng 5 - 7 ngày trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong thời điểm rụng trứng, có thể kết thúc vài giờ sau khi bắt đầu hành kinh, tái phát thường xuyên trong hầu hết các chu kỳ kinh nguyệt trong vòng ít nhất 6 tháng.
Các dấu hiệu:
- thay đổi tâm trạng đột ngột
- cảm xúc không ổn định
- lo lắng, cáu kỉnh, bất an
- buồn bã, âu sầu, trầm cảm
- phù nề, đau tức vú, nhức đầu, choáng váng.
Điều trị triệu chứng bằng bằng chế độ ăn uống, tư vấn và thuốc men
NGUYÊN NHÂN PMS
Yếu tố di truyền
Yếu tố nội tiết (hạ đường huyết, các thay đổi khác trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, tăng prolactin máu, biến động về mức độ tuần hoàn estrogen và progesterone, đáp ứng bất thường với estrogen và progesterone, thừa aldosterone hoặc ADH)
Thiếu hụt một số chất: serotonin, magiê , canxi ...
MỘT SỐ DẤU HIỆU CỦA PMS
Một số dấu hiệu thể chất
Phù nề, căng nhức vú, tăng cân nhân
Áp lực, nặng nề vùng chậu, đau lưng, đau thắt lưng
Chướng bụng, đau bụng dưới (đau bụng kinh nguyệt)
Bức bối các chi, tăng co giật cơ, rối loạn mô liên kết
Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, ngất,
Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, ái mửa, thay đổi cơn thèm ăn...)
Rối loạn hô hấp (đánh trống ngực)
Rối loạn khí sắc, rối loạn da
Rối loạn da, mụn trứng cá, viêm da thần kinh ...
Viêm khớp dạng thấp
Mỏi mệt, ủ rũ, kiệt quệ, thiếu sức sống ...
Có thể có một số vấn đề về mắt, như viêm kết mạc...
Một số dấu hiệu sức khỏe tinh thần
Thay đổi tâm trạng đột ngột, thất thường, dễ bị kích thích
Chìm sâu vào các tâm trạng và suy nghĩ tiêu cực
Dễ kích động, cáu kỉnh, tức giận
Căng thẳng thường xuyên, đôi khi lo lắng, bất an, bứt rứt vô cớ
Mất niềm tin, bất lực, bế tắc, sụp đổ tinh thần, trầm cảm
Lo mơ, mơ màng, khó tập trung
Các dấu hiệu trong cuộc sống:
Giảm hiệu suất học tập hoặc làm việc
Thiếu tập trung, nhiều tạp niệm
Không tham gia những hoạt động yêu thích thông thường
Khép kín, tự cô lập
Mức độ và cường độ của các triệu chứng thay đổi khác nhau giữa mỗi phụ nữ và giữa các kỳ kinh nguyệt.
Khi bị căng thẳng, lo âu, hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh, các triệu trứng có thể trở nên trầm trọng hơn
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, các triệu chứng có thể tồn tại dài hơn, cho đến tận sau kỳ kinh.
CHUẨN ĐOÁN PMS
Dựa theo các triệu chứng thể chất được người bệnh theo dõi, ghi chép và báo cáo trong vòng ít nhất 3 đến 6 kỳ kinh nguyệt
(tải bảng đánh giá)
Đôi khi phát hiện dựa trên đánh giá trầm cảm
Khám thể chất và xét nghiệm không hữu ích.
NÊN LÀM GÌ KHI NGHI NGỜ MÌNH MẮC PMS ?
Nếu bạn có cảm giác mình mắc PMS, đây là một số việc bạn có thể làm để giảm thiểu các triệu chứng:
- Theo dõi các triệu chứng bằng đánh dấu vào bảng đánh giá trong vòng ít nhất 2 tháng
(tải bảng đánh giá)
- Cho phép bản thân nghỉ ngơi
- Ngủ đủ và ngủ bù nếu rối loạn giấc ngủ
- Tập thể dục thường xuyên (làm giảm chướng bụng, đau cơ...)
- Tham gia các hoạt động thư giãn như Yoga, Sophrology ... (giảm các kích thích, lo lắng, tạp niệm...)
- Thay đổi chế độ ăn uống (tăng protein, giảm đường và carbohydrate phức tạp, ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn, giảm chất uống có cồn và có ga, ăn nhiều loại trái cây, rau, sữa, thực phẩm giàu chất xơ, thịt ít béo, thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D, bổ sung canxi, vitamin B6, E...)
– Tham vấn tâm lý (sophrology, thôi miên trị liệu., liệu pháp nhận thức hành vi..) để điều chỉnh giấc ngủ và điều chỉnh hành vi nhận thức.
PMS được điều trị theo cách làm giảm thiểu các triệu chứng.
Chưa có phương pháp điều trị riêng lẻ và cụ thể nào được chứng minh là có hiệu quả cho tất cả phụ nữ mắc PMS.
Việc điều hòa theo thuốc cần có sự theo dõi và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Là rối loạn tâm trạng PMS ở mức độ nghiêm trọng,
xảy ra thường xuyên, và thường chỉ trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, kết thúc cùng sự chấm dứt kỳ kinh nguyệt hoặc vài ngày sau đó.
Các dấu hiệu:
- thay đổi tâm trạng đột ngột mạnh mẽ đáng kể (như công tắc bật tắt)
- chán nản, lo lắng, bất an... đột ngột ở mức độ cao
- cáu giận, kích thích, cảm xúc không ổn đinh
- giảm đột ngột hứng thú sống và các hoạt động thường nhật
- tuyệt vọng, nản chí, trầm cảm
- có tư tưởng chán đời, chán sống, tự sát
Các triệu chứng đột ngột biến mất cùng với thời kỳ kinh
TRIỆU CHỨNG VÀ CHUẨN ĐOÁN PMDD
Ngược với PMS, PMDD gây ra các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày thông thường, hoặc hoạt động tổng thể. PMDD gây ra nhiều sự lo lắng, gây mất khả năng lao động, và thường bị chẩn đoán nhầm (trầm cảm, lưỡng cực...)
Nếu nghi ngờ PMDD, thân chủ được yêu cầu đánh giá các triệu chứng của họ hàng ngày trong ít nhất 3 chu kỳ kinh nguyệt, theo triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và mức độ thường xuyên.
Chẩn đoán PMDDdựa theo tiêu chuẩn lâm sàng. Ngoài các triệu chứng thể chất liên quan đến PMS như nêu ở phía trên, thân chủ cần phải có ít nhất 5 trong số các triệu chứng PMDD sau đây, trong hầu hết tuần trước khi có kinh, và các triệu chứng phải giảm thiểu hoặc biến mất trong tuần sau khi có kinh nguyệt.
Có ít nhất 1 trong những triệu trứng sau:
Sự thay đổi tâm trạng rõ rệt (ví dụ, sâu buồn, căng thẳng, tuyệt vọng, suy sụp tâm trạng đột ngột)
Sự cáu kỉnh hoặc tức giận rõ rệt, dẫn tới gia tăng mâu thuẫn giữa các cá nhân
Khí sắc giảm đáng kể, cảm giác tuyệt vọng, hoặc những suy nghĩ mặc cảm, hối lỗi, có tội
Lo lắng, căng thẳng, cảm giác chơi vơi, chông chênh... ở mức độ cao, rõ rệt
Có ít nhất 1 trong những triệu chứng sau:
Giảm sự quan tâm, hứng thú trong các hoạt động bình thường, có sự trốn chạy, lẩn tránh
Khó tập trung, mơ màng
Giảm năng lượng, mệt mỏi, ủ rũ, thiếu sức sống
Đột ngột thay đổi trong sự thèm ăn, ăn quá nhiều, hoặc thèm ăn thức ăn đặc biệt
Mất ngủ, kích động, hoặc ngủ nhiều, chìm đắm
Cảm giác bị choáng ngợp, kích thích cao, mất kiểm soát
Các triệu chứng đó cần phải xuất hiện trong hầu hết các kỳ kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục.
Các triệu chứng phải đủ nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực tới các chức năng và hoạt động sống hàng ngày.
Các thân chủ có triệu chứng PMDD kèm theo triệu chứng trầm cảm cần được theo dõi và đánh bằng sử dụng bảng đánh giá trầm cảm, bởi một bác sĩ chăm sóc sức khoẻ tâm thần.
NÊN LÀM GÌ KHI NGHI NGỜ MÌNH MẮC PMDD ?
Nếu bạn có cảm giác mình mắc PMDD, đây là một số việc bạn có thể làm để giảm thiểu các triệu chứng:
- Theo dõi các triệu chứng bằng đánh dấu vào bảng đánh giá trong vòng ít nhất 6 tháng
(tải bảng đánh giá)
- Cho phép bản thân nghỉ ngơi, ngủ đủ và ngủ bù nếu rối loạn giấc ngủ
- Tập thể dục thường xuyên
- Tham gia các hoạt động thư giãn như Yoga, Sophrology ...
- Thay đổi chế độ ăn uống (tăng protein, giảm đường và carbohydrate phức tạp, ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn, giảm chất uống có cồn và có ga, ăn nhiều loại trái cây, rau, sữa, thực phẩm giàu chất xơ, thịt ít béo, thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D, bổ sung canxi, vitamin B6, E...)
– Tham vấn vấn tâm lý: sophrology, thôi miên trị liệu, liệu pháp nhận thức hành vi, phản hổi sinh học, và một số liệu pháp tâm lý hoặc các kỹ thuật thư giãn và giảm căng thẳng... có thể giúp một phụ nữ học cách đối phó tốt hơn với các triệu chứng của PMDD.
Liên hệ với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ chuyên khoa, vì việc điều hòa PMDD theo thuốc cần có sự theo dõi và chỉ dẫn của bác sĩ.
PMS (Premenstrual Syndrome)
PMDD Premenstrual Dysphoric Disorder
Bảng bước đầu theo dõi
https://2039498wfreestuff.s3.amazonaws.com/Monthly_Mood_Record-final-2.pdf
Bạn không biết:
Khi nào mình nên đến gặp một chuyên gia liệu pháp tâm lý ?
Sự khác biệt giữa một chuyên gia liệu pháp tâm lý và bác sĩ tâm lý...?
Làm thế nào để lựa chọn một chuyên gia liệu pháp tâm lý ?
Xung quanh việc trả phí một dịch vụ đồng hành tâm lý ?
___
Các thông tin trong chuyên mục này đều chỉ mang tính tham khảo
Bạn (còn) có tâm sự, thắc mắc ... muốn gửi cho Sophro Pháp Việt?
Đây là: NƠI BẠN VIẾ