CƠN NGHIỆN CHẾT
CƠN NGHIỆN CHẾT
SUY CẢM CÁ NHÂN
Tác giả: VÔ BÚT DANH
GIÁ TRỊ CON NGƯỜI
Hôm nay, tôi nghe loáng thoáng được tin một người anh mà tôi không quen biết đã mất sau một thời gian rất ngắn chống chọi với ung thư. Khoảng thời gian từ lúc phát hiện bệnh là khi tôi sắp sửa nghỉ học Đại học. Ba mẹ của anh là bạn của ba mẹ tôi. Lúc nhỏ, tôi vẫn hay được ba dẫn đến nhà chơi.
Điều mà tôi cảm thấy bất ngờ nhất là chính mình. Khi nghe thấy một ai đó qua đời, tôi đã không còn khiếp sợ, không run rẩy, chỉ mỉm cười vì tin rằng: Chết là một sự giải thoát và cứu rỗi. Hiển nhiên, tôi không phải một kẻ sát nhân máu lạnh hay một người thờ ơ trước sự mất mát của người khác. Chắc bởi tôi cũng không còn tha thiết sống nhiều như cái hồi còn là một đứa trẻ non nớt.
Càng lớn, càng tự hỏi về giá trị con người. Tôi từng nói với một giảng viên ngành Công Tác Xã Hội về cái nhìn của tôi: Con người ngoài đời thực thường đẹp hơn trong ảnh, chắc bởi vì sự sống là sự chuyển động. Thước đo giá trị con người cũng thật đa dạng.
1.
Vẻ đẹp bên ngoài, ngũ quan xinh xắn, nhân tướng đẹp đẽ. Khi trải qua những đợt trầm cảm thì tôi đã không còn tha thiết với những gì bên ngoài cho kẻ khác khen chê. Mặc kệ tóc tai, mặc kệ cơ thể không hoàn hảo. Tôi tăng cân chóng mặt, gương mặt xấu xí. Cũng chẳng tha thiết áo áo quần quần. Bạn của tôi cũng giống như tôi, gương mặt nhiều sự thay đổi.
Tôi thấy những người tin vào nhân tướng học vội phán xét, "tâm sinh tướng" cả. Nghĩ bụng, đúng thật là tâm sinh tướng, nhưng liệu đó có phải là một sự miệt thị nặng nề không? Không chỉ đó là một sự chê bai ngoại hình mà còn là đang chê bai cả phần nội tâm bên trong.
2.
Đời sống xã hội phát triển, giá trị con người lại càng phải được đo đạc bằng chuẩn mực đạo đức. Tôi từng cho rằng, đạo đức còn hơn thế mà không chỉ nằm trong những phạm trù sách vở, văn hóa phẩm, niềm tin tôn giáo...
Tôi không có thói quen cười nhạo cho niềm tin tôn giáo của một người, cũng không mẩy mây gì đến những văn hóa phẩm ảnh hưởng đến đời sống nội tâm của họ. Họ có quyền tin vào bất kể điều gì trên đời. Tôi từng muốn làm công việc trợ tử cho bệnh nhân, không phải vì muốn mình đặc biệt, mà chỉ đơn giản muốn có được gì đấy cho mình trong giây phút cận tử.
Cuộc đời thật có nhiều thứ gây nghiện. Tôi đã từng thử công việc tay chân, quả thật cực nhọc tấm thân và cả tinh thần. Có đêm tôi mất ngủ nhưng vẫn cố đi làm vào sáng sớm. Đồng nghiệp của tôi có những cơn nghiện khác nhau, nghiện chất, nghiện tình dục,... hiển nhiên cơn nghiện đó lành mạnh và đủ để họ duy trì sự ổn định tinh thần cho công việc. Tôi nghĩ, nếu không nghiện những thứ ấy thì sẽ là những cơn nghiện khác...
Tôi từng nghe anh đồng nghiệp kể về một đồng nghiệp khác với cơn nghiện bài bạc. Tôi nghe nhưng cũng không mấy quan tâm. Tôi cũng là một người nghiện. Nghiện những cơn say đắm tình cảm, nghiện những thứ mà mang một cái tên hoa mỹ - nghệ thuật, nghiện vẻ đẹp thể xác, nghiện cảm giác ăn đồ ngọt, nghiện viết ra những dòng chữ vô nghĩa... Chẳng ai cười được ai, chỉ là cái nghiện ấy tưởng chừng như lành mạnh và thăng hoa hơn.
Lại có những cơn nghiện trút bầu tâm sự hay giáng những cơn thịnh nộ cảm xúc. Mỉa mai bạn đồng học, nói xấu đồng nghiệp, lập group anti nghệ sĩ với những bài viết cực kỳ cay nghiệt. Bới móc đời tư, soi mói nhân cách...
3.
Tôi đã từng phân vân giữa việc chọn con tim hay nghe lý trí? Bằng trải nghiệm của riêng cá nhân mình, tôi thấy dù là con tim thì vẫn mang một phần lý trí trong đấy, và ngược lại, lý trí cũng mang nặng con tim. Làm sao có thể tách rời hai thứ đó.
Trưởng thành, có người quan niệm giá trị con người là khi thành công với một cuộc sống đầy đủ vật chất. Tuổi trẻ lao đi kiếm tiền, tìm đủ mọi lý lẽ để chạy theo kế sinh nhai. Đến tuổi già dặn thì lại mong lập gia đình, mong có con cái.
Cũng có người quan niệm giá trị nằm trong thế giới nội tâm, với những phần sâu thẳm, trù phú về mặt cảm xúc... Thật ra cũng chỉ mong cầu tình thương từ tha nhân khắp nẻo đường đời.
Tôi từng mơ ước trở thành một nhà tâm lý, mà cụ thể là một nhà tâm lý theo trường phái phân tâm. Lúc nhỏ, tôi vẫn hình dung nhà tâm lý là người ngồi ẩn mình để thân chủ tự do chia sẻ, liên tưởng, họ được quyền nói về những suy nghĩ, cảm xúc sâu kín. Họ được quyền mơ ước, hoài niệm và cũng được quyền thể hiện cái nhìn hết sức chủ quan của họ. Sau này lớn lên và bắt đầu đi tham vấn trị liệu, tôi mới hiểu đó là liệu pháp phân tâm.
Thân chủ sẽ nằm trên một chiếc trường kỷ và tự do bộc bạch. Nhà tham vấn sẽ ẩn mình để lắng nghe những tiếng lòng nội tâm của họ.
Nhiều người tin rằng việc tìm đến nhà tâm lý sẽ giúp cho thân chủ trưởng thành hơn. Tôi thì lại nghĩ ngược lại. Với một nhà phân tâm, chẳng có lý lẽ cho sự trưởng thành hay ấu trĩ và cũng chẳng có sự thay đổi nào diễn ra khi thực hiện phân tâm. Đơn giản, phân tâm giúp họ thật sự chấp nhận những phần thẳm sâu trong nội tâm của họ một cách tự nhiên nhất. Đào sâu tận cùng vào những "điểm mù" mà đôi khi thân chủ không thể tự cảm nhận được. Hiểu, thương, chấp nhận cho đến khi họ thật sự thay đổi một cách tự nguyện.
Tôi tin rằng phân tâm không giúp cho thân chủ hay nhà phân tâm đạt tới một thứ gì đấy mà những bậc tu hành vẫn theo đuổi. Phân tích tâm lý để nhìn lại, để đồng cảm với chính mình và tự kích hoạt trắc ẩn tự thân (self-compassion).
Một nhà phân tâm giỏi là một người có mức độ lắng nghe, thấu cảm và chấp nhận tốt. Tôi đã từng hoài nghi rằng: Nếu chỉ lắng nghe thì liệu có gì thay đổi? Cho đến khi nhận ra sự lắng nghe tích cực và chấp nhận thân chủ vô điều kiện khiến thân chủ tự thương lấy mình và thương yêu người khác như một phản xạ có điều kiện.
Ngay cả khi không có một chứng chỉ, bằng cấp trong tay thì tôi đã luôn làm điều ấy: Lắng nghe, thấu cảm và chấp nhận. Cuộc đời họ vẫn tiếp tục như thế với những sự lựa chọn của riêng họ. Nếu để làm từ thiện khôn ngoan, tôi nghĩ tôi sẽ cho đi những điều ấy. Tôi tin vào giá trị và năng lực của con người. Tựa như một người tật nguyền ngồi xe lăn vẫn chơi Cello cực kỳ điệu nghệ, một bệnh nhân tâm thần sẽ trở về với đời sống tinh thần ổn định, một tù nhân trở về với những phẩm chất tốt đẹp trong tâm mà không phải là cách họ "xù lông" để trỗi dậy bản năng sinh tồn nguyên thủy...vv
Phẩm chất cao thượng là những hạt mầm có sẵn trong họ, nhưng chẳng một ai thật sự trân trọng, yêu thương và nuôi dưỡng nó. Đấy chính là khi nhà phân tâm hay một nhà trị liệu nhân văn sẽ làm điều ấy. Giúp thân chủ đạt được một bản ngã lý tưởng mà không cần phải chạy theo những mơ ước phù phiếm, bám víu vào những hồi tưởng quá khứ.
Một giảng viên tâm lý từng hỏi sinh viên: Sống để làm gì? Tôi tự trả lời cho chính mình: Sống cũng chỉ để sống và đơn giản là sống. Không có lý tưởng nào ở đây cả, cũng không có đích đến nào ngoài cái chết.
Trong một buổi sinh hoạt công dân, các bạn sinh viên đã trả lời cho câu hỏi: "Theo em, hạnh phúc là gì?". Mỗi bạn mỗi câu trả lời khác nhau, song tựu chung vẫn cùng một mục đích: Bám chấp vào sự sống và quên đi cái chết.
Có rất nhiều người cười nhạo cho quan điểm sống của tôi. Tại sao lại quá để tâm đến cái chết? Hoặc là khinh khỉnh cho rằng đó là cách tôi tạo ra sự đặc biệt và nâng đỡ giá trị của mình.
Tôi nghĩ ngược lại, chính cái chết khiến tôi nhìn con người với nhiều giá trị hơn. Cuộc sống trong mắt tôi cũng không còn quá tiêu cực hay quá hào nhoáng nữa. Dần dần chấp nhận được sự thật: Đến một lúc nào đó mình sẽ biến mất khỏi cuộc đời như một lẽ tự nhiên nhất.
QUYỀN LỰC HAY LỰA CHỌN
Tôi vẫn nhớ mãi khi viết đơn chuyển ngành, tôi đã dành nhiều tâm huyết cũng như một câu hỏi tự vấn của bản thân: "Chết rồi ta sẽ đi về đâu?"
Bạn tôi có thói quen hay ngao du ở ngoài nhà sách, tôi cũng thế. Chỉ là, tôi đoán rằng bạn có quan tâm của bạn, tôi có những quan tâm của riêng tôi.
Tôi và bạn đều bị trầm cảm. Gần đây, tôi vô cùng hạnh phúc vì sau những khủng hoảng tâm lý, nhìn thấy bạn mình yêu đời hơn, cởi mở và dễ dàng bộc bạch. Bạn sống ở thành phố lớn và người yêu tôi cũng thế. Điểm chung của họ là không thoải mái để chia sẻ, thổ lộ hay nói lời yêu.
Bạn đã kể về những tâm tư tình cảm cho tôi. Tôi mừng vì bạn thật sự thoải mái để nói về nó.
Có những đêm tôi rất lo cho người yêu cũ của mình. Trong cái môi trường đầy rẫy những phán xét đạo đức thì liệu người mình từng yêu có yên ổn. Mà thực ra, chính bản thân bạn cũng chưa hoàn toàn chấp nhận bản thân.
Đêm qua tôi đã mơ thấy một người thầy mà tôi từng dành tình cảm. Tôi yêu sự tự ti của thầy ngay cả khi thầy đã học lên đến học vị tiến sĩ.
Tôi thấy mọi người ai cũng phải tỏ ra khiêm tốn, dè dặt để rồi khao khát tự do và thể hiện bản thân. Tôi không có thói quen khiêm tốn, và cũng không tự thấy mình kiêu ngạo. Tôi thấy kiêu hãnh vì mình là mình trong bất kể môi trường nào. Tại sao phải khiêm nhường trước những người có quyền lực và để rồi thể hiện cái tôi quyền lực đối với những người mà ta nghĩ là kẻ dưới mình.
Tự do không có nghĩa là sống bê tha, sống hách dịch, vênh váo với đời. Tự do là được quyền chọn lựa. Tôi từng kể cho giảng viên ngành Công tác Xã hội về một vụ tự sát khi tôi còn sống ở quê. Người mẹ treo cổ cùng với ba đứa con nhỏ. Người đời chỉ vội chê trách người mẹ dại dột, ngu ngốc và độc ác. Riêng tôi thì lại thấy đáng thương nhiều hơn là đáng trách.
Tôi từng chia sẻ về quan điểm tôn giáo của mình bằng trải nghiệm thực tế. Có những giáo điều, giới luật rất phi lý. Tôn giáo dần có một vai trò quyền lực cực kỳ to lớn. Đời sống tâm linh ắt hẳn là vùng đất của quyền lực và lợi ích.
Ban phước, giáng họa, vô vàn những câu chuyện tâm linh được thổi phồng mà đến khi tôi tự trải nghiệm, tôi chỉ bật cười sằng sặc cho những trò lừa bịp, rất chi là ngớ ngẩn.
Một trong số những điều buồn cười nhất là hạ thấp vị thế của người phụ nữ trong rất nhiều tín ngưỡng, tôn giáo với những lý do hết sức nực cười. Tôi xem cả đàn ông và phụ nữ đều là những đấng tái sinh ngang nhau, cho nên khi nghe thấy niềm tin của thầy, tôi đã ngay lập tức hiểu và tôn trọng. Bước ba bước thấy thần linh, khắp nơi đều là thần linh.
Tôi không có thói quen đảnh lễ những thứ vô tri như bức tượng với niềm tin rằng, xá lạy bao nhiêu sẽ được phước bấy nhiêu. Trông không khác gì tự kỷ ám thị.
Tôi có biết thôi miên và nhận ra rằng, thôi miên không chỉ còn đơn giản là nằm nhắm mắt và ru ngủ ý thức. Thôi miên có khi còn hiển hiện ngay khi ta tỉnh táo. Lúc nhỏ tôi rất hay để tâm đến những giấc mơ và thường kể lại cho ba nghe, và ba tôi sẽ đem nó kể cho họ hàng cô bác. Sau này lớn lên, tôi nghiệm thấy giấc mơ như một cách để tâm trí được thư giãn và chuyển hóa những thứ bị dồn nén vào vô thức.
Đúng thực là cái gì càng che giấu thì càng lộ liễu và cái gì càng lộ liễu thì chẳng mấy ai tin.
Trong suốt thời gian tôi đi học và dành thời gian cho đời sống tâm linh. Tôi tự khắc có câu trả lời cho mình với câu hỏi mà tôi đề cập ở trên.
Và, khi có câu trả lời rồi, tôi bắt đầu vô định vì sợ bất cứ thứ gì mình tạo tác ra đều có thể sẽ là phúc hoặc họa cho người khác.
Tôi đứng yên loay hoay với chính mình và vẫn đang phân vân tìm một nghề nghiệp mà mình dành cả tâm huyết cho nó, chứ không phải để kiếm tiền, để xây dựng tên tuổi hay để làm hài lòng và đóng góp gì đó cho xã hội. Tự mình sống yên thân cho mình đã là một đóng góp to lớn rồi.
Đó là khi tôi quyết tâm nghỉ học khi thấy đủ.
Kể từ năm 2019 người ta bắt đầu biết quay vào bên trong và chia ra khắp nẻo để tìm kiếm một con đường đạo, hướng tới giải thoát. Thời điểm Covid-19 hẳn là một báo hiệu to lớn cho nghiệp quả mà con người tạo tác nên cho cái gọi là khoa học, cho thứ gọi là sống tốt hơn.
Một giáo viên ngữ văn đam mê thần số học đã giúp tôi nhận ra con số master của mình. Kỳ thực tôi không nghĩ mình là master mà tất cả con số khác đều là master trên thế giới này. Cô cũng không giải thích hay tiên đoán gì nhiều mà tự tôi trải nghiệm nó. Tôi không có niềm tin cho bất kể thứ gì kể cả thần số học.
Không - có nghĩa là không có gì hoặc là, có tất cả.
ẢO TƯỞNG, HOANG TƯỞNG, THỰC HƯ ĐAN XEN
Tôi ngẫm thấy có một hiệu ứng tâm lý, càng sợ điều gì xảy ra thì chắc chắn nó sẽ xảy ra. Có liên quan đến vô thức không nhỉ?
Nhà tham vấn sợ thân chủ "trả bài", nghi ngờ thân chủ dẫn đến một hệ quả: thân chủ dần khép kín, tự đỗ lỗi cho bản thân, cơ chế phòng vệ mạnh hơn và trả bài y hệt như niềm tin của nhà tham vấn. Sau cùng, nan đề không những còn y nguyên mà còn đẻ ra thêm những hệ quả khác. Ắt hẳn đó là một lưu ý mà nhà tham vấn nên noted lại trong sự nghiệp của mình.
Tôi không bao giờ chê bai khoa học hay phủ nhận những cống hiến mà khoa học mang lại. Tuy nhiên, ở một góc nhìn rộng hơn, nếu ngành tâm lý và bộ môn nghiên cứu về tâm thức chỉ dừng lại ở khoa học và thực nghiệm thì sẽ vô cùng giới hạn. Nhất là những ca tâm thần khó.
Đạo đức trong nghiên cứu khoa học cũng là một vấn đề gây tranh cãi (tôi chưa bao giờ làm công việc nghiên cứu). Nhưng, nhìn thấy những hệ quả do nhiều công trình nghiên cứu và hiện đại hóa diễn ra. Chẳng hạn như Covid-19, trí tuệ nhân tạo,... Ta ảo tưởng ta là bá chủ thế giới với những tham vọng nhưng thật ra chỉ đã và đang tự tạo ra một mớ xiềng xích để tự biến con người thành nô lệ.
Tôi là một người rất ghét những niềm tin hoang đường và sự mê tín, cuồng tín đối với tôn giáo.
Xã hội trong mắt tôi bây giờ đang chia ra rất nhiều phe phái đại diện cho những niềm tin và tham vọng khát nhau. Có những người đi kiến tạo tri thức mà thật ra cũng chỉ là nhét vào vô thức tập thể những kinh nghiệm và quy luật chung của xã hội. Có những người bác bỏ tri thức để quay về với tự nhiên và đi theo một con đường mà họ tự cho là con đường của sự tỉnh thức, giác ngộ và giải thoát. Tất nhiên, đó là quyền và lựa chọn của họ. Lại có những người lợi dụng những thứ mà xã hội đang theo đuổi (tình yêu, đạo đức, đời sống tâm linh,...) như một nam châm để hút hết những gì có lợi về cho mình. Và, họ gọi đó là "lực hấp dẫn", "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" hoặc là, "mây tầng nào, gặp mây tầng ấy".
Tôi đã từng ném cuốn sách Luật Hấp Dẫn vô thùng rác vì những gì được viết không chỉ phức tạp, khó hiểu mà còn rất ư là xảo trá. Mượn danh khoa học, lợi dụng những kiến thức huyền học, vũ trụ để đánh vào tham vọng của con người.
Từ thời còn là học sinh trung học cho đến khi học Đại học thì tôi đã luôn mơ lặp đi lặp lại một giấc mơ. Nó khiến tôi sợ hãi. Dĩ nhiên, đó không phải là giấc mơ tiên tri cho vận mệnh của nhân loại, tôi đã đoán giấc mơ ấy là tiên tri cho số mệnh của chính tôi. Vô thức đang nhắc nhở tôi về một nỗi sợ hãi, một nút thắt mà sau này khi bước đi và chiêm nghiệm trên con đường tâm linh, tôi nhận ra đó là tiền nghiệp.
Bạn của tôi đã từng hỏi tôi rằng liệu có tiền nghiệp, có kiếp trước hay không? Tôi đã không trả lời, cũng không giải thích gì cả dù tự mình có câu trả lời và cách hiểu của riêng mình. Tôi không tin thôi miên có thể đưa về tiền kiếp hay hiểu nôm na là một kiếp sống cụ thể nào đó. Đấy là một cái bẫy của tư duy và là sự xáo trộn, đánh lừa của vô thức.
Nếu một nhà tâm lý theo trường phái phân tâm có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu case lâm sàng sẽ hiểu một vấn đề: Quá khứ hay cách thân chủ hồi tưởng là không cố định và không có tính chính xác tuyệt đối.
Tôi đã từng trải nghiệm giây phút cận tử (hoang tưởng mình sắp chết do các triệu chứng lâm sàng). Từ đó khiến tôi nhận ra rằng, thứ mà đưa ta tới thế giới này và mang theo khi chết đi, chỉ có một trái tim ấm trong một cơ thể nguội lạnh. Tình yêu đích thực và sự chân thành là thứ sẽ mãi mãi bất diệt.
ĐA SẦU ĐA CẢM DẪN ĐẾN HOANG MANG
Từ lúc nhỏ, tôi đã rất dễ xúc động, tôi nghĩ mình giống mẹ. Ở nơi tôi sống, mà thực ra ở bất kỳ đâu người ta cũng không thích con nít mít ướt.
Suốt quãng đời mình, tôi vẫn luôn chăm bẵm cho đời sống tình cảm của mình. Dần dần nhận ra, mình dễ rung động, nhạy cảm, mang nhiều ưu tư. Tôi thích cách mà giảng viên Công tác Xã hội "định danh" cho tôi thông qua những khí chất tính cách của con người. Kể từ sau lần ấy, tôi tôn trọng những khí chất ấy ở những người xung quanh hơn.
Tôi là người rất thích lắng nghe và đặc biệt quan tâm đến những tâm tư tình cảm của người khác. Tôi có thể sẵn sàng lắng nghe những hoài niệm, khát vọng, những suy nghĩ ngớ ngẩn hay những cảm xúc mãnh liệt. Không phải bởi tôi là một người quảng đại, rộng lượng... mà chỉ là, những điều ấy cũng gợi cho mình những mảnh ghép nội tâm sâu thẳm trong chính mình.
Tôi nhớ có một lần, tôi đã cố kìm nước mắt khi nghe bạn của mình chia sẻ. Bạn là một người mạnh mẽ, cứng rắn nhưng bạn lại bảo, ước gì có thể nhẹ nhàng, tình cảm, đáng yêu hơn. Sau đó tôi đã thấy bạn vật vã với chính bản thân bạn.
Hình ảnh ngọn lửa, bạn nhắc đến với tôi. Không khỏi khiến tôi vừa thương bạn, vừa thương mình.
"Lửa tắt rồi, lửa nguội lạnh, chỉ còn khói, và còn tro".
Dẫu tôi luôn hiểu lẽ vô thường của tạo hóa nhưng đã thật nhiều lần tôi không chấp nhận được những đổi thay, sự chia ly, sự hoại diệt...
Tôi đã phải thoát ra khỏi những nhân vật, những con người mà mình quan tâm, và thoát ra khỏi những cảm xúc nhấn chìm tôi vào trong tâm trí.
Tôi dễ nhập tâm và đồng hóa bản thân mình với cảm xúc của người khác. Nhiều người cho rằng, khi nói yêu hay nói thương một ai đó là đang tự yêu thương chính bản thân mình. Tôi lại không nghĩ vậy. Khi tôi được một người nói yêu, tôi luôn tin họ thực lòng yêu mình. Ngược lại, khi nói yêu người khác, tôi cũng dám chắc rằng mình yêu họ nhiều.
Càng lớn, càng trải nghiệm thì tôi càng không muốn hoài nghi cho bất kể thứ gì trên đời. Cứ để cho số mệnh xoay vần. Người đến và người đi, không phải nghĩ ngợi nhiều và cũng chẳng thèm tranh đấu.
Ở Việt Nam, tâm lý học dần trở nên phát triển hơn bao giờ hết. Ngoại trừ truyền thông, kinh tế thì gần đây nở rộ xu hướng quay về nội tại, chữa lành bản thân. Cứ hễ có xu hướng gì thì người ta lại lao mình theo mà không thực sự hiểu làm việc đó để làm gì. Và cũng từ đó, xã hội phán xét lẫn nhau nhiều hơn dựa vào những tiêu chuẩn trong sách vở, truyền thông, kinh nghiệm sống...
Nhiều người khi yêu, luôn mong cầu xây dựng một mối quan hệ lâu dài, phát triển. Tôi thì lại không quan tâm điều ấy lắm bởi yêu cũng chỉ là một cảm xúc nhất thời. Khi cơn say đắm qua đi thì thứ còn lại chỉ là những ký ức trong tiềm thức, cứ lâu lâu lại ào ạt trở về.
BAO DUNG, CHẤP NHẬN, TÁI TẠO ĐẠO ĐỨC
Trong suy nghĩ của tôi, những người làm công việc trợ giúp tâm lý xã hội thường là những người có mức độ bao dung và chấp nhận tốt. Hoặc cũng có khi, tôi chỉ đang suy từ chính mình để gán lên người khác điều ấy.
Một người bạn hẹn hò với tôi đã từ chối tôi khi biết tôi mong muốn trở thành một nhà tâm lý. Một vài thầy cô cũng tỏ nét mặt lo lắng khi biết được mong muốn trở thành nhà tâm lý. Tôi có tò mò, tại sao vậy? Bằng chính trải nghiệm cá nhân mình thì tôi nhận ra, rất nhiều người học tâm lý cả chính quy lẫn nghiệp dư đều rất thích phán đoán, phán xét, tự cho mình có khả năng đọc vị người khác.
Chính tôi khi có ước mơ trở thành nhà phân tâm, thì tôi đã không bao giờ nghĩ là mình có thể hiểu hết những ngôn từ, những giấc mơ, những liên tưởng của thân chủ, chứ đừng nói là đi phán đoán người khác.
Tôi không tin người khác có thể thao túng mình. Và, những người nghĩ rằng có thể thao túng được người khác cũng chỉ là những kẻ ngu xuẩn nhất trên đời.
Tôi có để ý những con người mà tôi gặp. Có những người bạn có lòng tự tôn thấp, có những bạn vô cùng cao ngạo, lại có những người bạn hết sức ái kỷ. Tôi có một người bạn cùng phòng, bạn là một người tốt nhưng đôi khi, vẫn trút lên tôi những phàn nàn, bực bội, những trò bắt nạt vì tôi cho bạn một cảm giác an toàn. Tôi cũng chả để tâm nhiều cho đến một ngày bạn nói rằng bạn không muốn về nhà ăn tết. Thời điểm đó cũng là thời điểm tôi chuẩn bị chuyển ngành sang Công tác Xã hội. Tôi không định làm công việc can thiệp gia đình, can thiệp xã hội mà chỉ là muốn can thiệp vào nhận thức của thân chủ để họ trở nên bao dung hơn, mạnh mẽ hơn và chính điều ấy sẽ lây lan cho xã hội.
Từ khi bước vào Sài Gòn, tôi bị choáng ngợp không chỉ vật giá leo thang, mà còn là bởi cái lối sống mà dân ở đấy tự cho là văn minh và hiện đại. Dĩ nhiên, nó chỉ văn minh và hiện đại với người giàu và người có địa vị xã hội còn những người lao động và người thất thế hơn thì Sài Gòn không khác gì cái chợ hỗn tạp.
Tôi không thích tâm lý học tích cực bởi vì nhiều người lầm tưởng phải sống tích cực nhưng thực ra chỉ là đeo một chiếc mặt nạ thiên thần với những thứ như biết ơn, chữa lành, an yên,...
Giảng viên Công tác Xã hội - người mà tôi yêu mến đã thực sự cho tôi hiểu công việc của một nhân viên xã hội lâm sàng trong chăm sóc giảm nhẹ là như thế nào. Lắng nghe ở đây không còn là để chữa lành, để thấu hiểu nữa mà dường như là để san sẻ bớt nỗi đau tinh thần của họ.
Cảm tưởng, một bệnh nhân trẻ đối diện với ung thư giai đoạn cuối. Hình dung về một bà mẹ u40 với ba đứa con còn bé xíu... Đó là điều khiến tôi cảm thấy căm hận cho những người tạo ra cái lý lẽ sống tích cực.
Tôi vẫn luôn luôn mong muốn mọi người bày tỏ nỗi đau nhiều hơn. Không ai đau khổ hoài, và cũng không ai muốn người khác nhìn mình bằng một đôi mắt xem thường cả.
Trong một buổi học môn Công tác Xã hội cá nhân, giảng viên đã hỏi tôi: "Liệu em có dám đánh đổi lợi ích cá nhân để hy sinh cho thân chủ không?". Chính câu hỏi đó đã khiến tôi kìm nén và khóc rất nhiều sau buổi học hôm đó. Tôi cảm thấy hận nhà tham vấn và những con người với một lối sống rất ích kỷ dưới cái mác "yêu thương bản thân", mà thực ra cũng chỉ nghĩ lợi cho bản thân mình.
Nếu để đánh đổi thời gian, công sức, đánh đổi những nỗi đau tinh thần để tái tạo lại đạo đức của một người thì tôi nghĩ mình sẽ làm. Và, cũng sau lần ấy tôi nghĩ rằng, kể cả khi không có một tấm bằng đại học, tôi cũng đã có thể làm Công tác Xã hội ngay cho chính mình và cả những người khác.
Tôi có một niềm tin rằng việc trợ giúp người khác không nâng đỡ lòng tự trọng của mình, mà đó là cách chuyển hóa chính bản thân mình.
Tại sao phải nghĩ cho người khác? Thực ra, cũng chỉ đơn giản là thương chính mình và thương người khác. Một người sống tốt thì chính mình cũng an yên hơn.
Tôi thấy người ta bày vẽ ra quá nhiều lý thuyết, công cụ, kỹ năng can thiệp, nhưng lại ít có ai gợi được những tự tính có sẵn bên trong. Lắng nghe, chấp nhận, thấu hiểu với một khả năng dung chứa thật sự.
Cũng là lúc tôi bỏ cuộc cho một xã hội chạy theo những lợi ích phù phiếm.
Giảng viên dạy môn Xã hội học bảo: "Người giàu mãi giàu, người nghèo mãi nghèo". Tôi thấy đúng thật! Có lẽ bởi vì, người nghèo thì thường rất ít tham vọng. Và, để rồi thầy chốt lại một câu: "Cứ để chọn lọc tự nhiên sàng lọc, kẻ mạnh sẽ sống và người yếu đuối sẽ chết".
BAO DUNG, CHẤP NHẬN, TÁI TẠO ĐẠO ĐỨC
Tôi đã từng trải qua nhiều lần déja-vu. Tôi nhận ra đó là một dạng xáo trộn của vô thức khiến cho trí nhớ lầm tưởng một sự việc, hay một cảnh tượng nào đó là đã từng xảy ra hoặc đã từng xuất hiện trong mơ.
Nhiều người lầm tưởng quán chiếu là phải dùng tư duy, rồi phân định cho cái quán chiếu đó. Tôi thì cho rằng quán chiếu cũng chỉ là quán chiếu mà không có đúng hay sai.
Chính bởi không có phán xét đúng-sai cho cái thấy của mình nên đôi lúc tôi đã rất sơ ý gán hoặc nhầm lẫn những đối tượng mình gặp phải. Cũng có thể tạm cho đó là một bệnh tâm thần.
Tôi có một khả năng ghi nhớ tốt, với điều kiện là những đối tượng ghi nhớ đó phải là vô tình mà không hữu ý đi vào tâm trí tôi.
Nhiều người vẫn tò mò về cõi sống và cõi chết. Tôi cũng tò mò. Tôi từng mơ tưởng đến một cõi vĩnh hằng, nơi mà những linh hồn đã chết sẽ trú ngụ ở đấy. Trên con đường học tập, khảo nghiệm và cố gắng tư duy thì tôi nhận ra rằng không có một linh hồn nào cố định cả. Dần dần tôi tin vào mandala - vòng tròn đầy đủ tất cả các pháp.
Tôi đã từng hỏi, có tái sanh không? Chắc chắn là có, nhưng không phải là tái sanh khi cái chết thực thể xảy ra. Ngược lại, cái chết thực thể xảy ra thì chưa chắc có cái gọi là luân hồi.
Tôi tin duy tâm, và cũng tin duy vật trong một số khía cạnh, không tuyệt đối. Một người duy vật sẽ nhìn thấy vật thể phát triển và biến đổi không ngừng. Một người duy tâm cũng nhìn thấy ý thức cũng như thế, không ngừng phát triển và biến đổi.
Tôi đã từng rất sợ xác chết dù là xác người hay xác động vật. Sau này tôi mới nhận ra thứ tôi sợ không phải là xác chết mà là sợ những vật thể không có linh hồn.
Lúc nhỏ tôi luôn có niềm tin cho mọi thứ xung quanh, dù là con người, động vật hay thực vật, thậm chí là cả những vật thể vô tri đều có linh tánh. Chúng đều sẽ có hết tất cả những gì mà tôi có như những cảm xúc, những suy nghĩ... Sau này nhiều nhà khoa học đã chứng minh được những điều tôi nghĩ. Tôi cá là hầu như tất cả mọi người đều đã từng tư duy như thế giống tôi, dù hơi con nít và kỳ quặc.
Tôi nhớ rất nhiều mái tóc của người mình yêu và cả mùi hương của em. Thật tiếc, khi thể xác đó lại không có một linh hồn đồng điệu.
Cũng thực khó để tìm được một nửa, hòa hợp được cả hai.
Tôi đã từng không hiểu thế nào là cộng nghiệp cho đến bây giờ thì dần sáng tỏ.
Cõi âm, cõi dương vô tận.
NGẪU NHIÊN
TUNG HỨNG TÙY CƠN
Tác giả: TIỂU BAO TỬ
Tôi muốn nó như một sitcom.
Hài hước một chút, lung bung một chút...
Cái gì cũng một chút.
Nhưng tôi không biết...
Tôi thậm chí còn chẳng biết nên gọi nó là gì.
LỜI BUỒN THÁNH
Ting tong... ting tong... tiếng chuông nhà thờ vang!
Cậu bé nhỏ hát lên bài Đêm Thánh Vô Cùng, cậu tên là Yingyue. Tôi thấy cậu mặc áo của giáo lý viên cũng chỉnh tề. Ở bên tay trái, anh chàng người Huế tên là Evi, anh thường chơi Kalimba theo sự chỉ thị của Yingyue.
Tôi thì, chỉ tình cờ nhìn quen anh Evi trong một đêm hội, ở đấy có một gã si mê tôi đến nỗi yêu không được chửi tôi điên đảo. Đến nỗi mà, tôi giấu mặt đi, đeo chiếc mặt nạ lóng lánh.
Ở nhà thờ, tôi có quen cậu bạn tên là Sun. Cậu vốn hướng nội. Tôi thấy cậu ít nói nhưng lại rất thân thiện. Tự dưng có một gã tự xưng là Ma Dề xuất hiện. Gã dạy đời Yingyue không nên sống kiểu con nít như thế. Có lẽ gã cũng có ý tốt, nhưng phần lớn là thể hiện cái vốn sống mà gã tự cho là phong phú qua những cuốn sách triết học gì đấy.
Tôi lắng lặng nhìn Yingyue, đến hồi khi gã Ma Dề rời đi. Tôi hỏi em, an ủi em. Khi này cũng trễ, còn tôi còn Yingyue và một bạn nữa tên là Bánh Mì.
Bẵng đi khoảng vài ngày không thấy ai đến nhà thờ nghe thánh ca nữa. Anh Evi cũng không còn thiết chơi Kalimba nữa, tôi thấy anh sang chỗ của Sun nên đi theo. Nơi ấy như một cái hội bàn đào. Ban đầu có Sun, Evi, Bánh Mì, Tôi... sau này có thêm cậu bạn tên là Ong.
Vẫn cứ mỗi tối khuya chúng tôi tụ họp. Ong vì yêu tôi mà thức với tôi. Lắm khi tôi thắp đèn lên trong gian phòng của Sun. Chàng Sun này ngủ mất, chỉ còn tôi và Ong cùng những vị khách lâu lâu ghé đến. Tôi có quen một vị khách, bạn này nhỏ hơn tôi, tôi hay gọi em là K8.
Tôi và K8 nói chuyện hợp nên nói xuyên đêm, Ong thì chỉ nghe rồi ngủ quên lúc nào. Tôi biết Ong yêu mến tôi, tôi thì lại chả có chút tình ý gì với Ong. Cả hai rạng nứt vì tôi không đáp lại tình cảm ấy. Tôi vốn yêu anh Evi. Anh là chàng trai ấm áp dù cũng lớn tuổi rồi. Anh nghe được những bài hát tôi hay hát, anh cũng hiểu những thứ con nít mà tôi pha trò. Đặc biệt, anh cũng có một cuốn Le Petit Prince hệt tôi.
Evi vốn chuẩn bị mua nhẫn hoa để tặng tôi thì bất ngờ tôi phải lòng một người khác. Đấy là Mị, một cô nàng sống trên rừng. Mị nói giọng hơi đỏng đảnh nhưng tôi thích thế. Mị hay gọi đùa Evi là A-Phủ. Tôi đỏ mặt giận, nhưng rồi cũng quen. Mị bảo Mị có tình cảm nhưng không đủ yêu tôi. Phải, tâm tư Mị cũng san sẻ bên Evi và cả Đình Đình (một phần nhân cách khác của Bánh Mì).
Ôi cha, nhắc đến Bánh Mì thì lại bất ngờ với khả năng nói nhiều ngôn ngữ. Cậu ấy sang Đài Bắc làm việc cũng như học tập, vừa học ngành kỹ thuật máy tính vừa học Tâm Lý học. Bánh mì chính là cái người đi tư vấn tình cảm cho Mị, kết cục chính Bánh Mì bị người yêu cắm sừng. Sau này, vì sự thật đau lòng quá mà tách ra một nhân cách khác, chính là Đình Đình - cô gái Đài Bắc.
Chúng tôi quen nhau như thế, những tâm hồn hoang lạnh, cô đơn và trơ trọi. Cũng chả có cái gì chung để gọi là hiểu, thương. Chỉ biết rằng mọi người đều đầy những tổn thương chi chít.
Khuya rồi, tôi tạm kể tới đây... và có lẽ tôi sẽ viết tiếp vào mai hay mốt gì đấy... mà cũng không chắc. Tôi vẫn hay tùy hứng như thế mà.
TÀ ÁO TÍM
Những đêm khuya lắc khuya lơ, tôi vẫn cứ rủ anh Evi, hẹn anh ra nơi cũ để bàn đại sự. Cái đại sự mà tôi bảo đó, thực ra chỉ là những suy tư thật nông nổi của tôi. Tôi đóng kín cửa lại. Gian phòng chỉ có tôi với anh.
Evi là mẫu người khá nghiêm túc dù bề ngoài rất hay đùa giỡn. Anh đang làm giám sát cho một công ty chuyên về truyền thông. Bởi thế nên lúc nào những câu đùa bỡn của anh cũng thời thượng. Tôi cũng chả thua kém gì.
Hai đứa tôi hợp nhau từ cái thời nhận ra: Le Petit Prince. Anh chưa đọc nó những giữ nó trong tủ sách. Anh lại thích phong cách trần trụi của Nguyễn Ngọc Thạch hơn. Tôi hỏi: Thế anh có quan tâm đến Nhược Lạc với cả Nguyễn Ngọc Tư không?
Anh bảo anh không biết họ. Tôi cũng dạ dạ cho qua.
À mà, quay lại cái vụ bàn đại sự. Số là ông Evi này là dân biên-phiên dịch nên sổ một tràng thuật ngữ tiếng Anh. Tôi lại không thấy anh khoe mẽ gì mà cứ take note liền tù tì, miễn là có ích cho tôi. Có lần, anh gọi tôi là kiểu emoboiz (tụi con trai sống cảm xúc quá). Rồi cũng có khi anh bảo tôi, cái gì cũng biết, chỉ là chẳng thấy giỏi sâu ở một lĩnh vực nào. Anh ném cho tôi một câu, dù hơi tự ái nhưng tôi có note lại, miễn là sau này cần dùng đến:
"Jack all of trades, master of none".
Nghe là hiểu không cần phải tra từ điển nhỉ? Tôi cũng tự hiểu và cũng thấy buồn cho mình. Tuy vậy, chính cái idiom đó đã gợi mở cho tôi nhiều thứ.
Anh kêu tôi sao không làm Tham Vấn Viên đi, anh thấy tôi có năng khiếu. Tôi bảo em không đủ "mở" để làm cộng việc đó anh ạ. Anh cũng biết tính em mà, con tim to hơn cái não. Em sống lúc nào cũng cảm tính cả. Anh cảm thấy tiếc, anh lo cho tôi.
Cứ mỗi khi tôi bảo ngày mai tôi đi xin việc, anh cứ nhắc và không quen chúc tôi, "break a leg". Tôi thích sự quan tâm ấy mà nào có biết anh đã âm thầm quan tâm, thậm chí dành tiền mua nhẫn hoa cho tôi. Anh đùa, đấy là nhẫn cỏ.
Tôi thì hay hát vu vơ. Có đêm tôi hát đại một câu hát điệu Huế, vô tình người yêu cũ của anh là người gốc Huế. Anh cho tôi xem tấm ảnh thuở anh còn ở Huế. Có lẽ vì vậy mà anh bảo tôi hát cho anh nghe đi, anh sẽ nằm im nhắm mắt ngủ. Tôi hát liên tù tì ba bài: Huế Vẫn Ngàn Năm, Tiếng Chuông Linh Mụ, và đặc biệt là một bài ca về Hương Giang, đúng cái chỗ mà anh đứng chụp trong ảnh.
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay".
Anh bảo, tôi cung lửa - Nhân Mã nên không hợp với anh. Anh chỉ thích cung đất, như Xử Nữ.
Ôi trời, cái ông này tin cung hoàng đạo đến sợ.
Anh là người bị tôi tra tấn cái lỗ tai. Tôi hát cho anh nghe nhiều lắm. Mà dường như, anh hiểu những cảm xúc của tôi qua những gì tôi hát. Ý tôi là, nó không nằm trên mặt chữ, mà ẩn ý trên giai điệu (melody).
Giống như bản nhạc mà tôi thích của Cung Trầm Tưởng. Anh không hiểu nó qua câu chữ, mà qua âm thanh cũng như những giai điệu tôi hát. Cho nên lâu lâu, tôi lại gửi cho anh những câu chat rất vô tri, đại loại như:
"Yêu ai, yêu cả một đời. Tình những quá khắt khe khiến lòng ta, đau tuổi cả đời".
Cũng vì cái bản nhạc ấy mà tôi mới có cảm hứng viết cái đoạn hôm qua - Lời Buồn Thánh. Tôi lâu lâu vẫn nhớ giọng hát của Ngọc Lan và Bạch Yến.
ĐIỀM MẬT MẬT
Quán nhạc nhỏ ở gần phố Nhật, khu Đài Bắc tôi sống. Bánh Mì là người bạn mà tôi quen, em còn là du học sinh. Em ở đây trước tôi, cứ hễ có dịp là kéo tôi sang lớp học tiếng Quan Thoại. Tôi lười lắm, thật sự. Các bạn sinh viên trẻ nói tiếng Quan Thoại rất điệu nghệ. Còn tôi, chỉ biết mây mẩy vài câu Phúc Kiến, còn lại thì nói tiếng Anh. Thú thực, tôi vẫn thích nói tiếng Việt mỗi lần tụ họp hội bàn Đào.
Yingyue - cậu bé giáo lý viên nhà thờ cũng lâu rồi không gặp. Tôi có biết nhà của Sun, tên thật là Chí Hạo. Cậu trầm tính nhưng rất dễ cáu. Nhà của Chí Hạo (Sun) khá rộng nên rất nhiều vị khách ghé để mua những tạp chí cũng như trái cây tươi.
Tôi lúc ấy vừa làm phụ bếp sau khi nghỉ dạy tiếng Việt. Tôi lười học tiếng Trung phổ thông nên chỉ có thể giao tiếp với người học bằng tiếng Anh, mà Anh Văn của tôi cũng chưa đủ sành sỏi để truyền đạt tốt. Gần đây tôi mới giao lại lớp cho Bánh Mì.
Rất rất rất nhiều lần tôi hỏi tên anh Evi cũng như hỏi địa chỉ nhà. Anh giấu kín. Tôi cũng tôn trọng sự riêng tư của anh.
Ở bên Đài, người học tiếng Việt hay gọi vui là Lớp "Tau" vì họ không nói được vần "ao". Những chàng trai hay chửi và xưng hô mày tao bằng tiếng Việt. "Tau đấm mày bây giờ". Thế nên gọi là lớp Tau. Mà chắc cũng do tôi dạy chưa tốt nên mới chuyển lớp lại cho Bánh Mì.
Tôi thuê được một căn nhà trong hẻm và mở một văn phòng nhỏ. Đặt tên: Văn Phòng Tạp Ghi.
Các thành viên chủ chốt như Evi sẽ làm cố vấn, tôi thì là nhà phân tích và ghi chép văn thư. Các bạn còn lại, như Bánh Mì hỗ trợ tư vấn cũng như chăm sóc khách hàng và làm công việc thiết kế website. Sun thì điều hành, công việc từa tựa quản lý. Lâu lâu thì có vài "khách quen" như Ong, Mị, K8,...vv và kha khá những vị khách lần đầu.
Công việc của Văn Phòng Tạp Ghi có vẻ như là viết thư, trò chuyện... cũng chẳng biết miêu tả như thế nào cho mọi người hình dung. Nhưng nếu cô đơn và bế tắc quá thì có thể tìm đến Văn Phòng để trò chuyện, viết thư, cũng như biểu diễn nghệ thuật. Chúng tôi không phải là những chuyên gia hay là làm công việc liên quan đến sức khỏe. Chỉ đơn giản là làm công việc "bầu bạn".
Mọi người biết đấy, ở Đài Loan người Việt xa xứ rất nhiều. Họ cô đơn nơi đất khách. Chỉ là duyên hay sự trùng hợp nào đấy chúng tôi đã "đẻ" ra cái văn phòng ấy.
Tôi thấy hứng thú, bởi vì tôi vốn là một người lắng nghe, phản hồi và dẫn dắt câu chuyện rất chuyên tâm. Evi lại là người giỏi đàm phán, thương lượng cũng như hòa giải. Bánh Mì thì hay tư vấn, chủ yếu chuyện tình cảm theo nhu cầu của khách hàng. Sun thì thường làm việc "mai mối", kết nối những tâm hồn cô đơn lại với nhau...
Tàm tạm hiểu như thế, nhưng mà cũng chẳng biết cái văn phòng ấy sẽ hoạt động ra sao? Mà sợ nhiều khi dăm ba ngày lại đóng cửa. Chưa kể, chúng tôi cũng không hề dư giả chi phí để duy trì.
Tôi đắn đo nhắn cho Evi. Anh đã luôn nghĩ cách để có thể vận hành nó. Ít nhất là có nguồn vốn để văn phòng duy trì đều đặn và không phải làm từ thiện.
Hôm nay, vị khách đầu tiên ghé. Sun là người ra đón tiếp cũng như truyện trò. Cũng chẳng biết người kia cần gì... Tôi ngồi ở văn phòng nhìn sang bàn trà, cũng lắm tò mò. Lúc này, Evi đang bận việc công ty đến 22g45 mới tan ca. Còn Bánh Mì thì có tiết dạy ở trung tâm Việt Ngữ.
ĐÊM BƠ VƠ
Tôi sợ nhất những đêm, mỗi lần tiếng xe bus, gắn máy kêu ầm ầm. Tôi nhớ lắm những ngày ở Việt Nam.
Tôi muốn hỏi rằng, cho đến thời điểm này, ai sẽ là nhân vật chính cho những gì tôi viết nhỉ? Rối quá đi thôi. Bản thân tôi luôn không sẵn sàng làm ngôi sao cho những gì mình viết đâu, trước giờ vẫn như thế, nhất là hồi còn là sinh viên. Tôi thường nghĩ, ai cũng là nhân vật chính trong câu chuyện của họ. Thật thú vị và hấp dẫn. Cứ như những câu chuyện phiêu lưu đến xứ sở dịu kỳ ấy.
Tôi hay nói với giảng viên phụ trách rằng:
Em luôn luôn put myself in sombody's shoes, maybe nếu có thể thì em luôn như thế.
Cô không nói gì cả. Tôi mến cô lắm vì cô hiểu được những điều tôi nói, ít nhất là không có nông cạn đến nỗi vội cười như bà chị khóa trên. Bà ấy ỷ mình đang học thạc sĩ nên chê chẻm chê nhem mấy thứ linh tinh tôi viết. Bà bảo nông cạn, hoa mỹ, mơ mộng, sến súa, đôi khi đọc cảm giác thiếu chân thực nếu không muốn nói là giả tạo quá. Tôi thì chỉ ghi nhận những lời nhận xét ấy như là cái nhìn vốn ban sơ của chị. Còn giảng viên, thật ra cô tên là Bạch Ninh, hiện là Ths. Phụ trách dạy môn Lý luận văn học và Văn học trung đại, kiêm luôn giảng viên chủ nhiệm thời ấy.
Cô là người khiến tôi có đức tin vào con người dù có đôi khi thật ngu xuẩn, ngốc nghếch và quá đỗi ngây thơ. Hay có lẽ vì vậy mà cô hiểu cái Tôi mà tôi hay viết. Bạn của tôi bảo, đọc những gì một người viết thì có thể hiểu con người ấy ra sao? Tôi lại phản biện, ồ cũng còn chưa chắc. Tôi vẫn nghĩ cái nhìn của người viết và người đọc sẽ khác nhau. Nên là, tôi cũng không mong đợi người đọc sẽ hiểu chính xác những gì tôi viết. Đại khái thế, mọi người ạ.
Ôi thôi nào, dài dòng quá... tôi sợ tôi viết nhiều về những suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình quá lại bị gán cho cái danh "Ái kỷ". Mà nhắc đến cụm ấy thì tôi nhớ tới Bánh Mì (bạn ấy không có ái kỷ nhé).
Để xem, trong Văn Phòng Tạp Ghi ai cũng có một kiểu ái kỷ "sương sương". Chẳng hạn như Bánh Mì rất hay nói tiếng Trung, tôi cứ cảm thấy như đang chơi khâm tôi (vì tôi dốt đặc tiếng phổ thông). Anh Evi thì nói quá nhiều thuật ngữ công việc, cũng như anh là người mà anh cho rằng rất lý trí, nói chung là người của công việc. Tôi thì rất hay hát, nói thật là tôi hát rất tệ nhưng vì mọi người thương mến nên chả ai dám chê. Hay là, Sun lại rất dễ cáu và quạu khi cảm thấy mọi người không quan tâm hay bỏ rơi cậu ấy. Tựu chung, ái kỷ không giống như Bánh Mì hay đọc những cuốn sách trinh thám tội phạm hay hồ sơ tâm lý học. Tôi hay la cậu ấy:
- Em bớt đọc những cuốn sách như thế đi, toàn là hư cấu cả.
Bánh Mì phân bua:
- Không, em chỉ đọc cho vui. Mà với lại, cách dùng câu cú trong sách khá hay, em tận dụng được cách viết cho mình mỗi khi viết luận văn.
Sau này tôi sẽ tiết lộ cho mọi người biết, tại sao lại có nhân vật Đình Đình (nhân cách thứ hai) của Bánh Mì. Vì một lí do đặc biệt cộng với, thằng nhỏ cứ đọc mấy thứ hư cấu đến điên cả người.
Evi trách tôi không chịu học tiếng Quan Thoại cho sành sỏi, lấy được cái bằng để vào làm chung công ty với anh. Tôi thì lại thích công việc phụ bếp, làm công việc của anh cũng lắm khi tiếp xúc với những nội dung rác. Anh làm giám sát và kiểm duyệt những content truyền thông. Ở Đài Loan khác với Việt Nam ở chỗ, họ vẫn tin vào thần linh nhiều. Ngay cả điện ảnh ở đây cũng mang hơi hướng thần thoại, giả tưởng.
Chiều nay, anh đưa tôi đi Bảo Tàng Cung Điện, tôi cũng thích nhưng thật không có nhiều tâm trạng. Anh đưa tôi dọc theo con đường Chí Sơn ra công viên Quan Lệ. Tôi ngồi đấy, trầm ngâm suy nghĩ vẩn vơ. Hình như là vì chuyện của K8. Hoặc, có khi là do mẩu giấy của Ong khiến tôi nghĩ nhiều.
Evi cười, nhìn tôi. Anh nhẹ nhàng nói:
- Hôm nay không vui à? Em cảm thấy K8 nói nhiều quá phải không?
- Không. (Tôi trả lời hơi thờ ơ).
- Anh thấy có vẻ Ong đang để ý tới em. Em ấy bảo em có giọng nói êm ái và biết quan tâm.
- Anh nghĩ tại sao Ong lại viết mẩu giấy ấy? (Tôi nhìn thẳng phía anh).
Anh ậm ừ một hồi:
- Em đừng quá để tâm. Có lẽ, thằng bé bị lừa tình nhiều quá cũng nên. Mặc dù nó không nói thẳng ra nhưng anh nghĩ nó muốn tìm một người bạn đời. Em cũng biết mà, Ong ăn mặc rất cầu kỳ, sang trọng và cố gây sự đặc biệt. Có lẽ vì muốn được chú ý chăng?
Tôi thật sự không có tình cảm với Ong. Tôi nghĩ tôi nên thẳng thắn một tí. Và, tôi cũng dự định tạo một bất ngờ cho Ong.
TRĂNG PHƯƠNG NAM
Văn phòng dạo gần đây ế chể ế chề ra. Không một bóng ma nào đến, mà có đến cũng ngó nghiêng xiên xỏ rồi đi chứ cũng không mặn mà gì cái văn phòng dị hợm này.
Tối nay tụi chúng tôi diễn Hí Kịch. Anh Evi đóng vai vua, Mị đóng vai Hoàng Hậu, tôi là Quý Phi nương nương, còn Bánh Mì là sủng phi gì đó... Diễn một hồi cũng chán. Gần chập tối, lúc ấy Mị về có việc, Bánh Mì cũng bận đi dạy. Còn mỗi anh Evi và tôi, sau có cả Thiên Thiên.
À, tôi được mọi người gọi là Tiểu Bao Tử, tôi đã diễn lại cái trò hề của một ca sĩ nổi tiếng trên thảm đỏ năm ấy ở Đài Loan. Evi vỗ vỗ tay: Úi chà chà, biểu muội của ta ơi!
Ngày hôm sau, nghe tin Sun về Việt Nam. Em bảo cha mẹ em sắp di cư từ Nam ra Bắc. Em chẳng muốn một tí nào cả. Thế là bảo lưu kết quả học tập. Tôi thấy cuộc sống thật phiền phức. Tối nào tôi cũng than thở về cái gọi là khủng hoảng sinh tồn. Anh Evi bảo, anh cũng đã từng vô định, thậm chí cho đến bây giờ.
"Íu đúi cho ai côi?" . Chính xác anh đã viết vô giấy note như thế. Khốn nạn thật, người ta rầu thúi ruột ra mà còn đùa được chứ lị.
Anh bảo rằng anh vẫn hay về ôm lấy mẹ khóc bù lu bù loa. Mặc dù anh hay bảo sống lý trí và mạnh mẽ thế nhưng cũng có những phần sâu kín trong lòng. Tôi nghĩ, cuộc đời nên là vở kịch khôi hài dài 1001 tập thì hay. Chẳng là, nếu nó vô tri quá thì cũng là sản phẩm giải trí cho người khác. Một nụ cười thì bằng mười thang thuốc bổ mà. Cứ cười đi đã, cười oa oa cho qua những ngày nhạt nhẽo.
Tôi quyết định viết Ngẫu Nhiên, thật tình cờ vì tôi luôn như thế, thích mọi thứ ngẫu nhiên sắp đặt.
Hai ngày trước, một người bạn cũ nhắn trên Whatsapp cho tôi. Bạn bảo hôm ấy bạn nhớ tôi nên nhắn tin hỏi thăm, còn gửi hình chụp ở ngoài bãi biển, ba đứa ngồi chụm lại. Thật tình cờ, hôm ấy tôi cũng đang xem lại những bức hình cũ.
Tôi tin rằng mình sẽ sống cho đến khi ngủm củ tỏi. Ý tôi là mục đích tôi sinh ra trong cuộc đời này cũng chỉ để sống cho đến khi nằm trong quan tài. Cũng không thiết tha gì việc đi tìm ý nghĩa cuộc đời để làm gì cả.
Trên văn phòng, có một tạp chí cũ xuất bản năm 1996. Ngoài ấn tượng với Teresa Teng thì tôi còn thấy có một bài viết riêng, hình như nói về diễn viên Mộ Ngọc Hoa đóng vai hồ ly trong La Hán Phụng Mệnh 1995 cùng với Châu Minh Tăng.
Lòng dạ hơi nôn nao. Tôi cất đại tạp chí lên kệ rồi ngồi viết vu vơ, vớ vẩn. Tôi có thói quen viết chữ khi rảnh. Chữ mà hôm nay tôi viết là "Fanghua". Tôi kẹp đại trong một cuốn tập rồi đi ra ngoài.
(1 tháng sau)
Tôi quyết định đóng cửa Văn Phòng Tạp Ghi. Tôi cũng trả lại căn nhà tôi thuê. Anh Evi và tôi cùng cao chạy xa bay sang Nhật. Cũng không rõ đi đâu, miễn là "chúng mình có nhau". Sun thì về Việt Nam, di cư ra Bắc. Riêng Bánh Mì về lại Bình Dương thăm gia đình rồi bảo lãnh tất cả sang Đài sống.
ÁNG MÂY CHIỀU
Một bữa ăn gồm một nồi lẩu toàn thịt, nhìn bên cạnh là một mớ rau. Tôi thèm dữ lắm dù bụng đã hơi no no rồi. Quyết định nhét vô miệng tất cả, mà ăn hoài không hết.
Reng, reng, reng... hóa ra là mơ.
(10 năm trước)
Tôi quay trở lại con đường đất nơi mà lúc nhỏ tôi hay đạp chiếc xe cọc cạch. Ơ, nhưng mà con đường ấy vẫn như thế, chưa tráng xi măng. Hình như tôi đi tổng cộng hết 4 lần qua đó. Mỗi một lần đi qua lại con đường ấy, tôi lại có một cái hồi tưởng khác nhau. Cha mạ ơi, tốn xăng quá!
Tôi phân vân giữa việc nên đổ xăng hay nên mua bánh tráng trộn. Chỉ còn vỏn vẹn 30 ngàn trong túi. Tôi phải đấu tranh nội tâm dữ dằn lắm.
Có những trường hợp xảy ra:
1. Đổ xăng hết 30 ngàn và nhịn luôn, tôi nghĩ mình sẽ giảm cái mặt béo.
2. Đổ 20 ngàn xăng thôi, còn 10 ngàn thì mua bánh tráng trộn.
3. Vẫn giống lựa chọn hai, nhưng sẽ dùng 10 ngàn mua trà sữa.
4. Khỏi đổ xăng, bởi vì xăng chắc còn đủ để chạy về nhà, quyết liều một phen hên xui xem sao. Trên đường về sẽ mua 20 ngàn khoai tây chiên và một ly trà sữa.
5. Giống như lựa chọn thứ tư, nhưng sẽ dùng 20 ngàn mua trà dưa lưới. Còn 10 ngàn mua bánh tráng trộn.
...
Sao mà phức tạp quá, tôi quyết định đừng lại và sau cùng tôi đã đổ hết 30 ngàn xăng.
(10 năm sau)
Tôi và Evi thuê một căn nhà nhỏ. Ở Nhật hơi chán, giá cá cũng đắt đỏ hơn ở Đài Loan. Anh Evi bảo tôi, "Em nhạy cảm và Ố Dề Thinking dữ lắm gòi đó".
Chuyện là, anh biết tôi là người hay hát vu vơ. Anh đã mở một cuộc họp online. Anh mở đoạn beat bài Thủy Thủ Mặt Trăng và kêu Thiên Thiên vào nghe.
Tôi hát sung ơi là sung. Thiên Thiên vỗ tay khen tôi hết lời. Mà tôi nghĩ nhỏ khen đểu, vì tôi thấy mình hát dở ẹt. Ông Evi chê tôi, tôi thấy cũng không đúng. Tôi hát cũng có tệ lắm đầu, ít nhất là cũng êm êm tai và đúng giai điệu.
Sau cái project "Văn Phòng Tạp Ghi" thất bại thì tôi quyết định tạo ra một Blog chia sẻ những bí kíp nấu ăn thượng thừa. Dự định là sẽ đi thi Master Chef.
Anh Evi la tôi: Toàn là dự định thôi, chả thấy em làm. Sáng ngủ, chiều ngủ, tối ăn phai tây chiên. Hết nói nổi.
Tôi thấy ảnh nói đúng nên không dám đáp trả gì hết. Từ từ, tôi lại tự hỏi: Sao mình ngủ nhiều thế?
BA GIỜ KHUYA
(Tiếng nhạc trên đài phát thanh...) Tít, tít, tít... (tiếng nhạc)...
"Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam... bây giờ bản tin sáng..."
Trời đất ơi, trong phòng tôi có một cái radio cũ mà không hiểu sao bắt được sóng ở Việt Nam. Bây giờ là đúng 6 giờ sáng. Tôi thấy buồn ngủ nên nghe xong bản tin sáng, cũng như xong chuyên mục Thể thao 24/7 thì ngủ tiếp.
(???)
(8 giờ sáng, tại Văn Phòng Tạp Ghi, Đài Loan)
Mị mang sắp bài tập đến văn phòng. Ngồi nốc cho xong ly cà phê nâu, vừa chấm bài.
- Úi chà chà, ghê thật. Sáu 6 điểm. (Xoạc xoạc) 4 điểm rưỡi, viết cái gì thế này.
Tôi thấy Mị cọc, sau đó Mị than thở rằng Mị nhức đầu quá vì mới vừa cãi nhau với học sinh. Tôi liền hỏi kỹ hơn thì biết, thằng bé chỉ mới học lớp hai. Chúa tôi, cũng rảnh mà đi cãi tay đôi với nhóc ác.
Tôi thấy không khỏe nên bảo Mị chấm bài tiếp, tôi đi ngủ. Mà hình như mới có 8-9 giờ sáng.
(12 giờ trưa, tại căn tin trường Đại học, Việt Nam)
Hôm nay trời mưa quá, tôi có hẹn gặp cô Bạch Ninh để hoàn thành cho xong đề cương. Tôi vội chạy vào cửa hàng mua đại ổ bánh mì hay một đĩa cơm.
Người tôi ướt chèm nhẹp vì quên mang áo mưa. Lò vi sóng cũng hư nên tôi phải ăn cơm vừa khô, vừa cứng và vừa lạnh. Nhanh chân chạy tới văn phòng giảng viên ngay, lão sư hối lắm rồi.
Cô góp ý cho tôi rằng tôi viết quá ngắn, đến nỗi cô không hiểu tôi đang làm thơ Haiku hay viết đề tài nữa. Tôi định tranh luận mà chỉ là ý định thôi, tôi nghĩ tôi sẽ làm lại. Tôi chạy về nhà, tối nay sẽ sửa lại đề cương. Tuy vậy mà, chợp mắt một tí đã.
(15 giờ chiều, tại công viên Quan Lệ, Đài Loan)
Evi tặng tôi một lọ thủy tinh, bên trong có một nhành cúc họa mi. Tôi nhận ngay vì tôi thấy rất xinh. Tôi bảo anh sang quán Nora Coffee để bàn bạc về một vài chỗ tôi chưa hiểu trong một chương văn học. Đoạn này tôi dịch mãi chả xong. Anh đã chỉ ra cho tôi một số hướng để tham khảo. Tôi đã ngủ gục trên vai anh.
(17 giờ, tại UBND phường, Việt Nam)
Tôi đang chuẩn bị một số giấy tờ cá nhân, hình như là chuẩn bị sang Đài Loan và cần công chứng gấp. Chú cán bộ nhìn cách ăn mặc của tôi, hỏi em sinh năm bao nhiêu để tiện xưng hô. Tôi bảo tôi sinh năm 1996. Chú đã hơi ngạc nhiên, "Trẻ thế cơ à".
(20 giờ, tại khách sạn Hoa Sơn, Đài Loan)
Hôm nay, Bánh Mì đi hẹn hò với một cô gái Đài. Tôi, Evi, Sun, có cả Mị lén lút ngồi bên bàn phía kia theo dõi tình hình. Bánh Mì thật sự vụng về khi chỉ toàn nói về học vấn mà quên mất cô nàng kia. Chúng tôi đã ra hiệu cho Bánh Mì.
"Ga lăng lên tí xíu, tinh tế lên ba ơi!"
Sau cùng, buổi hẹn hò ấy thất bại. Mị an ủi Bánh Mì.
(23 giờ, tại Văn Phòng Tạp Ghi, Đài Loan).
Chúng tôi ngồi xem phim cùng nhau. Phim gì của Đài Loan ấy... Thiên Địa Hữu Tình... đúng rồi, đúng rồi. Anh Evi đã lấy khoai tây chiên cho tôi. Mị ngủ lúc nào không hay. Còn Sun thì ngồi chơi liên quân Mobile với Bánh Mì.
Tôi thấy hơi uể oải sau một ngày, tôi quyết định đi ngủ.
(Ba giờ khuya, tại chung cư Hoa Vinh, Đài Loan)
Tôi gặp dì tôi ở đây. Dì quyết định thuê một căn họ tầng dưới. Tôi chạy ra chạy vô. Nồi lẩu to đùng nhiều thịt, và mớ rau. Tôi cố gắng nhét tất cả vào miệng.
Reng, reng, reng... chỉ là mơ.
Ý tôi là cái viễn cảnh Ba Giờ Khuya là mơ. Còn những viễn cảnh khác thì tôi không nghĩ là mơ. Cũng không biết cái nào mơ hay thật. Và, tôi chợt tỉnh dậy trong Văn Phòng Tạp Ghi.
TÌNH THƠ MỘNG
Tôi đã than thở hết tổng cộng 2 tiếng 48 phút, chính xác là 29 giây. Anh Evi vẫn điềm tĩnh nghe tôi. Có vẻ như những áp lực đều là do tôi tạo ra cho mình.
Tôi đã la lên thật to: EM NHỚ ANH!!!
Evi nhìn tôi, chỉ cười mỉm chi. Tôi nghĩ anh hiểu tôi quá mệt mỏi.
Anh đã đốc thúc tôi nên thay đổi cách sống, nếu không muốn cứ phải la làng lên như thế hoài. Tôi bảo, "Em nghĩ em cần động lực, hay là anh nói anh yêu em đi và sẽ kết hôn với em, không chừng em sẽ khá hơn".
Anh đã bỉu môi, "Anh chỉ nói với người anh yêu thôi".
Tôi cảm thấy ghét quá trời ghét. Đến cả kết bạn Zalo, anh cũng chẳng muốn. Anh đã đưa ra một cam kết: Khi nào em tìm được công việc mới, anh sẽ kết bạn Zalo với em.
Cũng 2 tháng trời rồi tôi chưa tìm được công việc nào vừa ý cả. Tôi cứ ì ạch vì cảm thấy mình sẽ không thể làm bất cứ thứ gì cho ra hồn. Ngày xưa, ba mẹ tôi thường tạo "áp lực kim cương" vì nghĩ cứ như thế thì tôi sẽ phấn đấu, cố gắng hơn nhưng ai dè lại trở thành tác dụng ngược. Chưa thấy kim cương đâu, chỉ toàn là những giọt nước mắt cá xấu và sự báo đời.
Sáng nay Bánh Mì tới Văn Phòng sớm. Tối ngày hôm qua văn phòng nhộn nhịp khách nên tôi trốn vô phòng riêng. Bánh Mì hỏi tôi vụ tìm việc, còn không thì để Bánh Mì nuôi. Thật là ấm áp, nhưng tôi có phải thú cưng đâu mà nuôi. Chậc chậc nhưng cũng cảm ơn cho cái sự bao dung ấy (hì hì!)
Từ ngày có mọi người ở Văn Phòng bên cạnh, tôi đã bớt cô đơn hơn. Nhất là anh Evi lại giống như kiểu anh trai mưa, luôn quan tâm và gồng gánh những ưu tư mà anh trêu tôi là "Tiểu Bao Tải". Lại có Bánh Mì hay bày trò nhảm nhỉ. Lâu lâu có Mị giở giọng đỏng đa đỏng đảnh. Có cả Thiên Thiên hay mở giao hưởng bốn mùa của Vivaldi cho tôi nghe.
Trong suy nghĩ của tôi, như thế đã đủ thơ mộng lắm rồi. Còn về vấn đề đì lây đì ơ thì có lẽ, tôi cần đợi một cú nổ hạt nhân để bản thân thay đổi. Không thể nào cứ bất động mãi như xác ướp Ai Cập được.
Nhắc đến xác ướp thì tôi mới nhớ ra dạo này tôi ngủ rất nhiều nhưng vẫn buồn ngủ mê man. Lạ kỳ lắm! Tôi đã đem chuyện này kể với Evi.
NÉT SON BUỒN
Tôi đã từng mơ ước mình sẽ trở thành một nhà viết truyện, hay một biên kịch cho những bộ phim sitcom dài tập. Giống như những bộ phim sitcom của TVB hay của Âu Mỹ. Tôi thích những thể loại nhảm nhỉ như kiểu gossip, chuyện phiếm gia đình, chuyện nhảm nhí ở học đường và công sở...vv
Lần thứ 49 tôi lại úp mặt vô tường và than thở với Evi. Khuya rồi, nhưng tôi vẫn ăn uống hơi vô độ. Thảo nào, anh Evi không còn gọi tên tôi là Tiểu Bao Tử nữa mà là Tiểu Bao Tải.
Nhưng mà, thật sự lần này tôi suy sụp dữ lắm. Tôi muốn diễn tả sự suy sụp ấy như thế này:
(Màn 1: Tiểu Bao Tử trong vai tiểu thư mập béo Yamako, Evi trong vai ông tiên. Yamako khóc lóc, nhìn thấy trong gương mình béo quá, chẳng khác nào một con heo nái. Ông tiên hiện thân và ban cho Yamako 3 điều ước:
Yamako: (khóc lóc thảm thiết) Trời hỡi, sao phận nữ nhi thật cay nghiệt. Chỉ vì lỡ ăn quá nhiều Khoai Tây Chiên, Kitkat, bánh tráng trộn mà giờ đây ta đã béo thế sao? Ta chỉ muốn kết liễu mình đi. Béo như thế này thì làm sao có thể gả cho công tử nào chứ!
Ông Tiên: Tại sao con khóc?
Yamako: Ủa, ông là ai? (Trợn mắt khó hiểu)
Ông Tiên: Ôi, ta đã nghe thấy những lời chua xót của con. Ta sẽ ban cho con 3 điều ước.
Yamako: Thế thì thật tuyệt vời. Điều ước thứ nhất con ước mình sẽ trở nên thon gọn.
Cô vừa ước thì trên trời hiện ra một sợi dây nhảy. Ông tiên bảo Yamako hãy nhảy dây đi sẽ hết béo thôi. Nếu muốn, ông tiên sẽ ship thêm 2 cục tạ siêu toa khổng lồ nữa.
Yamako: Trời đất ơi, sao mà rườm rà quá. Thế con lại ước điều ước thứ hai. Con ước mình ăn nhiều nhưng không béo nữa.
Vừa ước xong, ông Tiên liền hóa phép ra cuộn băng keo dán mồm Yamako lại. Cha cha cha, vậy là từ nay cứ nhịn đói là sẽ hết béo nhé!
Yamako (tức tưởi): Thôi thế ta sẽ ước điều ước cuối cùng. Ta sẽ cưới được một chàng hoàng tử vừa đẹp trai, vừa giàu có, vừa có một chiếc bụng đói để ăn được hết tất cả món ngon trên cuộc đời.
Vừa ước xong, ông Tiên đã biến mất).
Khép lại màn 1 ~~
Evi nhìn tôi, xoa đầu. "Này đừng quá lo lắng, em phải cố lên chứ!".
- Anh đã từng rơi vào khủng khoảng như em khi anh còn học cấp hai. Thời điểm ấy, haizzz đó là thời gian kinh khủng nhất. Chị của anh cũng giống em bây giờ, không biết làm gì cả và rơi vào trầm cảm.
Sau buổi hôm ấy, anh đã thiết kế cho tôi một plan để tôi đạt được 3 điều ước ấy. Kết quả thì hông biết ra sao? Các bạn có tò mò không? Tôi à nhầm ý tôi là tôi ấy, cái người dẫn truyện rất tò mò với kết quả của Yamako, à không Tiểu Bao Tử. Liệu công chúa mập béo có biến thành Cinderella hay không nhỉ?
Tất cả chỉ có trên Website của Sophro PV, mời bạn thường xuyên quay lại nhé!
THU QUYẾN RŨ
Hãy tạm gác câu chuyện của tiểu thư Yamako sang một bên. Thiên Thiên hôm nay bận rộn với môn Toán Giải Tích đến phát cọc. Thằng nhỏ la làng lên vì quá khó.
"0,8 cộng mấy để ra 3,2 nhỉ?".
Không một ai trong văn phòng trả lời cả. Tất cả đều dốt Toán.
Hôm nay, Bánh Mì tổ chức chương trình hẹn hò cho các vị khách đến Văn Phòng Tạp Ghi chơi.
(Tằng hắng) Lady and Gentlement, Welcome to the show "Do u wanna get married?" Season 1.
Cả văn phòng vỗ tay. Úi chao. Chàng trai ngày hôm nay được chương trình giới thiệu, là một vị khách lần đầu đến đây. Xin giới thiệu... anh Đạt 09.
| Cuối chương trình |
Tôi thấy mọi người bàn tán về anh Đạt dữ lắm. Anh ấy quê ở Hải Phòng thì phải, và vừa xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Chỉ tình cờ, anh sang Đài Loan du lịch và được bạn dẫn đến đây. Nghe giọng cũng ấm áp, mà không hiểu sao hội chị em háo hức với anh ta thế.
Tôi bâng khuâng, Đạt 09 sao lại có sức hấp dẫn thế ta?
Sang ngày hôm sau, tôi đang xem TV về một vụ tai nạn giao thông gần nơi tôi sống.
(15 năm trước, tại Việt Nam)
Hôm nay, bạn của tôi phải chở tôi giữa cái nắng trưa 12 giờ. Anh ấy đi rất ẩu... xém một tí thì va phải một chiếc xe ô tô. Cũng từ ấy tôi nhớ lại vụ tai nạn của người đàn bà, hình như cách đó vài tuần thì phải.
Đang sang đường bên kia thì chiếc xe container tông chết hai đứa. Tôi bị xe tông qua nát bấy bộ đồ lòng... đó là tôi sẽ tưởng tượng như thế, tôi vội vả nhắc nhở bạn tôi đi cẩn thận hơn.
Lần này, từ đằng sau, một chiếc xe tải chạy ngang qua khiến hai đứa tôi ngả quật xuống. Tôi bị xe cán xẹp lép, còn bạn tôi vẫn sống. À, thật ra tôi lại tưởng tượng như thế cho đến khi đến trung tâm dạy nghề.
(10 năm trước, tại trường Đại học, Việt Nam)
Lúc này tôi đang tắm. Tôi đã từng bị nghiện tắm vì sợ mình sẽ trở nên thúi quắc khi đi học. Hồi đó, tôi sẽ tắm tổng cộng 3 đến 4 lần một ngày, miễn là mình cảm thấy sạch là được. Tuy mà, khi lên Đại học tôi chỉ còn tắm mỗi ngày một lần.
Cách hôm đó vài ngày, tin tức của nữ diễn viên người Thái bị chết đuối, cộng thêm quá trời vụ chết đuối khiến tôi bị ám ảnh. Mỗi lần tôi xối nước thì tự dưng sẽ cảm giác như đó là lần cuối mình được tắm rửa và hít thở bầu không khí trong lành. Thế là, từ đó tôi khá là lười tắm.
(Cũng là 15 năm trước, khi đang nằm trên giường)
Tôi đã nghĩ đến viễn tưởng mình sẽ nằm trong quan tài. Ôi chao, không biết có nghe thấy tiếng người thân khóc không nhỉ? Chết rồi thì có nghe nhạc được không ta?
... 1 năm nữa trôi qua...
Tôi bị ám ảnh về những bàn thờ trong phòng. Tôi nghĩ là trên giường của mình sẽ có một di ảnh người chết với những mảnh vải trắng, cúc vàng, tấm phướng... Aaaa gớm quá! Thế là tôi rất dễ bị mất ngủ.
Sau quá nhiều lần như thế, tôi đã phải ở trong bệnh viện hết 3 tháng trước khi có kết quả đậu Đại học ngành Văn học Anh Mỹ.
ÁNH ĐÈN MẦU
Tôi và Bánh Mì đã bị kẹt trong thang máy hơn 3 tiếng đồng hồ. Sau đó Sun đã liên hệ với đội cứu hộ thang máy và cả hai đã được giải cứu. Coi bộ ngày hôm nay là một ngày xui xẻo.
[...]
Sáng nay, tôi chạy đến văn phòng vì có chuyện gấp. Trên đường đi, ôi trời, tôi đã dính tổng cộng 12 cột đèn đều là đèn đỏ. Chưa kể vừa tới Văn Phòng tôi đã mắc vệ sinh kinh khủng. Vừa dựng tạm chiếc xe ở dưới và chạy vào WC gần đấy. Chú bảo vệ tòa nhà đã phạt tôi hết thảy 500 Đài tệ. Đã vậy, thang máy đang bảo trì nên phải đi thang bộ, mỏi hết cả chân.
Hôm nay văn phòng lại cúp điện vì xảy ra sự cố.
"Chài ai... nóng chết mất!!!"
Trưa nay, tôi lấy xe đi mua cơm trưa cho tôi và Bánh Mì. Ai ngờ đâu xe bị hỏng, không thể nổ máy. Haizzz... vậy là phải đi bộ.
Mọi người ở Văn Phòng ngồi vòng tròn. Trời cũng bắt đầu chạng vạng và anh Evi lúc này đã thắp một ngọn đèn dầu ở giữa bàn. Tôi thấy háo hức về câu chuyện Quỷ Nhập Tràng. Câu chuyện xin được kể như thế này:
(Màn 2: Evi trong vai bà lão bị quỷ nhập, Bánh Mì trong vai con trai của bà lão, Mị trong vai vợ của anh con trai, Sun trong vai đứa con và Tiểu Bao Tử trong vai thầy Bói kiêm luôn pháp sư trừ tà.
Ngôi nhà ở khuất xa xa trong một vùng đất mà xung quanh chỉ toàn đất hoang và ruộng đồng. Bà lão nằm rũ rượi và cô độc trong phòng nơi chiếc giường rất chi là bừa bộn và hơi dơ bẩn. Anh con trai mỗi buổi sáng vẫn phải ra đồng làm lụng vất vả. Còn riêng hai mẹ con thì lo chuyện bếp núc, nội trợ trong nhà.
Tối hôm ấy, hai vợ chồng đã ngủ say. Đứa con đi ra ngoài vườn sau để đi tè. Cậu bất ngờ nhìn thấy bà của mình, tay cầm con gà, miệng thì cắn xé và hút máu tươi của nó. Cậu bé thấy rõ ràng bà đã ăn tươi nuốt sống luôn con gà vẫn còn lông lá.
Cậu la lên: Aaaaaaa! Ba mẹ ơi... (xỉu cái rật)
Sáng hôm sau, mọi người trong nhà trấn an đứa con. Cũng như, anh con trai và người vợ vẫn thấy gà trong vườn nhà mình đúng là có mất một con. Tuy nhiên, họ chỉ nghĩ rằng bị bắt trộm mất.
(Tua nhanh khúc này... vì người kể chuyện lười kể tiếp quá)
Sau một thời gian nhận thấy bà lão quá bất ổn. Người con dâu, tức là chị vợ đã nhờ một thầy bói kiêm pháp sư. Bà ta đã vẽ 4 lá bùa lỗ ban dán ở bốn góc giường trong phòng bà lão.
Bà ta khuyên hai vợ chồng nên đốt bỏ căn nhà đó cùng với bà lão. Bởi vì, bà lão bây giờ đã không còn là người nữa, mà là một con quỷ nhập tràng. Sớm muộn gì, con quỷ ấy cũng sẽ ăn thịt hết cả nhà.
Đêm đó, người con trai cho mẹ mình ăn cơm no nê xong thì dỗ ngọt cho bà đi ngủ. Đến chập gần 1 giờ sáng, cả nhà họ chạy ra ngoài sân, tay mang theo hành lí. Người con trai phóng hỏa thiêu rụi căn nhà cùng với người mẹ của mình. Khi lửa cháy điên đảo, bà lão la lên: Graaaaaaaaa... tao sẽ báo thù tụi bây, tao sẽ ăn thịt tụi bây... Graaaaaaa... )
Màn 2 khép lại ~~
Lúc này trong văn phòng, mọi người sởn hết cả gáy. Anh Evi vẫn còn đeo mặt nạ quỷ hù dọa tôi và Bánh Mì khiến hai đứa sợ quá chạy thụt mạng vào thang máy. Mà khoan, thang máy đang bảo trì...
Ngoại truyện:
Ai trong đời cũng đều rất sợ hãi những câu chuyện ma "có thật" phải không? Tôi cũng đã tự hỏi về những con quỷ, những bóng ma và những linh hồn. Và, giống như những ám ảnh mà tôi đã từng kể cho các bạn. Đấy là tôi của thời thơ ấu. Sau này khi trưởng thành, tôi đã không còn sợ hãi những thứ huyền bí như thế nữa. Tôi sợ những thứ thực tế hơn.
Ánh đèn tắt.
Mysu Thy Thanh Phạm sẽ giúp tôi kết thúc:
"Và đây cũng là câu chuyện cuối cùng của ngày hôm nay mà Thy muốn kể cho các bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở tập tiếp theo, Thy sẽ tiếp tục kể lại những câu chuyện ma có thật do nhiều bạn từ khắp nơi đã gửi về cho Thy.
Còn bây giờ, mọi người nghe xong chuyện của Thy thì nhớ ngủ ngon. Những bạn nào đang sống ở nước ngoài thì có một buổi sáng vui vẻ nhé!
Xin chào và hẹn gặp lại tất cả các bạn!"
BẾN GIANG ĐẦU
Thuở còn là sinh viên ngành Văn học Anh Mỹ tôi đã luôn mơ tưởng về một ngày. Khoảng trời mộng của tôi thăng hoa nhất. Đó là khi tôi sẽ trở thành một biên kịch cho chính những tình huống nửa đùa và nửa thật trong đời.
Bà chị thạc sĩ mà tôi nhắc lần trước luôn xem thường những gì tôi viết. Bạn của tôi thì sợ tôi sẽ đem những gì bi đát của tôi và mọi người để làm cớ viết ra những thước phim bi thảm... Nào có người ơi... Tôi lại thích viết những gì điên rồ nhất có thể.
Sau này, sang Đài Loan tôi đã đưa hết những bản thảo của mình cho anh Evi đọc. Anh đã cười sằng sặc như một con quỷ khùng. Đấy là một thành công vang dội trong sự nghiệp viết vô tri của tôi rồi.
Riêng, cô Bạch Ninh không bao giờ bàn về những gì tôi viết. Cô thường khó chịu vì tôi viết luận văn rất tệ. Thì, như cô vẫn ví von, đó là những bài thơ Haiku vì nó quá ư là ngắn ngủn. Ngắn như kinh nghiệm đời sống của tôi. Chẳng có chi sâu sắc và ý nghĩa.
Cuộc đời là những trò đùa mà!
(Ánh đèn chiếu thẳng vào tôi)
- Cho hỏi, những ý tưởng mà anh viết được lấy cảm hứng từ đâu?
- Ồ hoho, tôi sẽ đi ngủ hoặc là nằm thừ ra như con chó đang vờn vờn giữa sân thế là đẻ ra ngay ý tưởng.
- Thế, những điều anh viết trong Ngẫu Nhiên có ý nghĩa gì không? Cụ thể tôi muốn hỏi rằng những gì anh viết có mục đích gì cho người đọc?
- Xin thưa, để thành thật mà trả lời. Khoảng thời gian ấy là một khoảng thời gian tôi trầm cảm và mất định hướng. Tôi đã như một con chim nhạn mất đi đôi cánh. Những điều tôi viết là những thứ ngớ ngẩn nhất mà tôi có thể bệ vào trong những con chữ. Đấy cũng có thể xem là cách mà tôi tự phân tâm chính mình và cũng là cách người đọc tự có cho mình những phóng chiếu vô thức...
- Thế vô thức là gì vậy, anh có thể nói rõ hơn không?
- Vô thức ấy hả... nó là...
...
"Con cái gì mà trưa trờ trưa trật không chịu dậy" - Evi quát sang sảng vô mặt tôi. Đây là ngày thứ 364 mà tôi vẫn còn hẹn Evi dậy sớm. Anh Evi đã thử hết tất cả mọi cách để tôi có thể dậy:
Ngày thứ nhất, anh đã lén tắt cái quạt khiến tôi nóng quá bật dậy. Mà... tôi bật dạy bật quạt rồi ngủ tiếp.
Ngày thứ hai, anh cố tình nấu ăn hơi náo nhiệt... đủ các loại âm thanh nhà bếp như nồi niêu xoong chảo. Tôi vẫn ngủ như chết trôi. Khốn nạn!
Ngày thứ ba, anh hát bài đồng dao gì đó tôi không nhớ... "Bà và bé, mẹ mang về cho Thu một quyển vở mới..." Tôi ngờ ngợ nhớ là như vậy. Ngày xưa, mẹ vẫn ca cái bài đồng dao hay gì đấy hệt vậy.
Ngày thứ tư, anh bắt đầu châm ngòi vào sự tức giận của tôi. Tôi hóa thành con sư tử gào Evi trên mọi mặt trận. Từ phòng ngủ, nhà bếp, ngoài sân,... Dĩ nhiên, tôi không thể dậy.
Trên đầu tôi nảy lên những bong bóng chat:
@ Thiên thần xuất hiện và nói, "Hãy thức dậy đi, ngoài kia còn biết bao điều tươi đẹp đang đợi bạn đó"
@ Ác quỷ liền bóp cổ con bé thiên thần, "Nín họng đi má!"
Hai đứa này @#₫₫%%!! (Tranh cãi um xùm)!!!
Thượng đế rất ưu ái ban cho tôi một đặc ân, đó là sự đồng cảm. Tôi phải công nhận, chính nhờ sự đồng cảm ấy khiến tôi dằn vặt bản thân rất nhiều. Tôi không thể ngó lơ người khác được. Giống như... à mà không có giống như.
Tôi lại định hồi tưởng để dằn vặt mình nữa. Muôn vạn lần như thế. Anh Evi đã giúp tôi bằng một cách rất đặc biệt. Các bạn biết đó là gì không?
BÀI CA SAO
Sao tôi lại ngủ nhiều thế nhỉ? Có nhà khoa học nào biết không? Dĩ nhiên là không.
Vâng. Buổi sáng hôm nay, Văn Phòng Tạp Ghi bừng bừng sát khí. Tôi xin giới thiệu:
========================================
PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH
- Thẩm phán: Bánh Mì
- Luật sư bên phía bị cáo: Ông Evi ( 7 năm kinh nghiệm cãi tay đôi với mấy chị đẹp ngoài chợ, trả giá số hai không ai dám giành số một)
- Luật sư bên phía nguyên cáo: Bà Mị ( đã từng có 4 năm combat với học sinh khi còn làm gia sư dạy kèm, phương châm làm nghề: Cãi không lại thì về nhà block Facebook).
Về phía đương sự:
- Bị Cáo: Tiểu Bao Tử (Tội ngủ nhiều mãn kinh, à nhầm... hi... ngủ nhiều mãn tính).
- Nguyên cáo: Sun (Đâm đơn đi kiện vì nhỏ bị cáo ngủ nhiều rồi suốt ngày than béo).
========================================
Mị: Kính thưa quý tòa, tôi xin phép đại diện thân chủ của mình...
(Tua nhanh...)
Evi: Tôi phản đối ý kiến của luật sư bên phía nguyên cáo. Thân chủ của tôi là một người có rất nhiều ưu điểm, lại là người hết sức tận tâm cho công việc. Tôi xin đưa ra một vài bằng chứng chứng minh thân chủ của mình rất tâm huyết trong công việc (Viết trên mạng viết không ngừng nghỉ, lướt tóp tóp quá 180', xem phim trên Netflix nhiều đến nỗi không còn series nào để xem)... Tôi cho rằng, thân chủ của tôi đã bị một thế lực đen tối tác động đến tinh thần và sức khỏe.
Xin mời thân chủ lên tiếng ạ.
Tiểu Bao Tử: Vâng, mỗi đêm tôi không thể ngủ được vì cảm thấy lạnh. Chính Sun là người đã mở máy lạnh 26 độ. Tôi có cảm tưởng y hệt như đang ở Bắc Cực. Mà tôi có phải gấu Bắc Cực đâu nên đã mất ngủ vì không chịu được lạnh.
Mị: Tôi phản đối. Những bằng chứng mà bên luật sư của bị cáo đưa ra chưa thuyết phục. Viết những thứ tạp nham trên mạng thì có ích gì? Cho hỏi là có đẻ ra được tiền không ạ? Sống là phải thực tế chứ. Thứ hai, lướt tóp tóp và xem phim khiến cho thân chủ của tôi (Sun) cảm thấy rất phiền mỗi khi em cần không gian yên tĩnh. Suốt ngày anh Tiểu Bao Tử cứ bắt chước ba cái trend vớ vẫn khiến thân chủ của tôi muốn tiền đình.
- Mời nguyên cáo tường trình!
Sun: Tôi cạn lời rồi! Im hết đi về nhà mà cãi nhau.
(Bỏ qua phần này)
Evi: Tôi chỉ muốn yêu cầu quý tòa nên xem xét cho thân chủ của tôi về mặt sức khỏe. Cả về thể chất lẫn tinh thần đang rất suy sụp.
Mị: Không ai suy sụp mà có thể thảnh thơi ăn nhiều và ngủ nhiều như anh Tiểu Bao Tử cả. Suốt ngày tôi thấy cái miệng anh ăn không ngớt. Ngủ thì li bì từ sáng tới chiều. Con người hay là con sâu mà ngủ 4, 5 giờ chiều mới dậy?
Evi: Thân chủ của tôi thật sự có vấn đề về sức khỏe. Đâu phải muốn ngủ nhiều là được. Với cả, ăn nhiều bụng nào mà chứa cho nổi. Tôi nhận định đó là dấu hiệu của trầm cảm và rối loạn cảm xúc.
Mị: Tôi không tin thưa quý tòa.
Evi: Trời đất ơi, nhỏ này cứng đầu ghê. Nếu không tin thì tôi xin phép được đưa kết quả giám định tâm thần của thân chủ trình lên quý tòa ạ. Tôi cho rằng, ông Sun tức nguyên cáo đang có ý định bắt nạt thân chủ của tôi và có biểu hiện của một người bạn "sợ trách nhiệm", ích kỷ, vô tâm và thiếu cảm thông.
Thẩm phán: Tạm dừng phiên tòa tại đây vì còn nhiều khuất tất trong quá trình điều tra, khảo vấn và lập luận hai bên đưa ra chưa đủ để kết luận, ai đúng ai sai.
BÊN GỐI MỘNG
Thành thật xin lỗi cho những khán giả đang theo dõi màn tranh luận hết sức gây cấn của hai vị luật sư dày dặn kinh nghiệm kia. Tôi phải thừa nhận rằng tôi lười viết tiếp những diễn biến và cả cái kết. Không biết ai là người thắng kiện trong phiên tòa giả định ấy nhỉ? Hmmm...
Tôi cảm thấy lười, nhưng lại viết tiếp tập này... coi bộ mâu thuẫn dữ dằn. Mà thật ra, cũng chẳng mâu thuẫn tí nào. Tôi vốn không thích tranh cãi lắm! Vì rõ biết, trong mọi mặt trận tranh luận tôi đều thua tất.
Thôi, thì hãy cất cái phiên tòa ấy vô trong hộc tủ nhé, khi cần lại lấy ra dùng.
Quay trở lại với vấn đề giấc ngủ của mình. Lúc này Văn Phòng tối om.
Tadaaaaa, anh Evi vô cùng lịch lãm trong bộ Veston... trên tay là một cuốn sổ phỏng vấn. Anh đã đưa cho tôi một bộ đồ công sở và bắt đầu buổi phỏng vấn mang tên: MOTIVATION.
(Không khí nghiêm túc và sự chuyên nghiệp bao phủ)
- Chào bạn, chúng tôi đã nhận được CV và hồ sơ của bạn thông qua Gmail. Chúng tôi đánh giá cao những gì bạn thể hiện trên CV cũng như qua những gì mà bạn đã thể hiện ở vòng gửi xe.
- Ủa, vòng gửi xe là thế nào?
- Vâng, chúng tôi rất cần một nhân viên biết tắt máy, dắt xe máy vào khu vực gửi xe. Bởi vì, nếu ngay cả một điều nhỏ nhặt như thế mà còn làm không được thì khó có thể làm nên đại sự... mmm... Cậu có thể hiểu, đấy là cách chúng tôi đánh giá nhân sự cơ bản nhất. Ok, nào vào phần chính của buổi phỏng vấn hôm nay nhé!
- Khoan đã, không lẽ đây là buổi phỏng vấn cho vị trí bảo vệ giữ xe sao?
- À, yes... Ôi, sao cậu có vẻ bất ngờ thế?
(Đúng là plottwist kinh khủng)
- À không, hihi... (cười gượng không hề giả trân).
- Bảo vệ thì cũng cần có sự chuyên nghiệp nhé. Tôi muốn hỏi cậu về dự định tương lai.
- Ờ... tôi có rất rất rất nhiều dự định trong tương lai... chẳng hạn như là...
- Được rồi stop, cảm ơn cậu. Chúng tôi không cần cậu miêu tả những ước mơ phù phiếm của cậu. Chúng tôi có nguyên tắc của chúng tôi. Xem ra nhiều dự định tương lai quá thì không thể gắn bó lâu dài với công ty nhỉ? Thế cho hỏi là, cậu đã có gia đình chưa ấy?
- Tôi vẫn còn độc thân ạ (Tự tin super 100 phần trăm) @@
- Ôi tiếc thật, chúng tôi cần những người đã có gia đình, có con cái càng tốt.
- Ủa ủa, tại sao chứ?
- Đơn giản và dễ hiểu mà. Mấy đứa ế rất liều mạng cậu ạ. Không khéo làm dăm ba hôm thì lại xin nghỉ. Lúc đấy tôi lại phải tường trình với cấp trên thì khổ thân lắm. (Gương mặt đáng thương)
...
Lúc này trên đầu tôi nổi lên đám mây của trí tưởng tượng:
Tôi sẽ là một ông bố bỉm sữa, vừa cho con bú vừa phải chạy deadline... ối giồi ôi luôn. Đứa con sẽ thốt lên: "Oe oe!!!". Khiếp, khổ lắm chứ chẳng đùa.
Anh Evi dò nát đám mây tưởng tượng ấy, ném xuống đất, đạp nó nát bấy.
Anh đã khuyên tôi nên dùng trí tưởng tượng cho những gì có ích hơn thay vì ở đấy ngồi xem chiếu bóng free.
Vâng, vâng, vâng. Thế là tôi quyết tâm trở thành một bà nội trợ không hơn, không kém. Ban ngày thì giặt giũ, nấu cơm, ban đêm thì hầu hạ chồng sau một ngày làm cực nhọc. Ơ... nhưng mà làm vợ cũng bị bốc lột sức lao động chứ chẳng đùa.
Từ đó có cái gọi là Feminist. Á à,... Và đó cũng chính là cái kết chung cho phiên tòa hôm qua. Người ta đem những điều nhảm nhí lên toà án cũng họa chăng là đòi quyền lợi.
Lời bình của người dẫn truyện:
- Đàn ông, đàn bà thật mệt. Giả sử, chỉ cần đổi tên cho nhau: Đàn ông là đàn bà, còn đàn bà là đàn ông, liệu thế giới có méo mó đi chút nào không nhỉ?
Dĩ nhiên là không. Địa cầu vẫn xoay tròn như nó vẫn xoay mỗi ngày. Địa cầu sẽ la o ó lên: LŨ NGƯỜI RỘN CHUYỆN!!!
Vâng, câu chuyện là thế...!!!
ĐƯỜNG CHÂN TRỜI
Một bữa tiệc sẽ vui khi có những câu đố. Tôi sẽ trao cho bạn giải thưởng khi trả lời chính xác câu đố này.
[ Bộ phận cơ thể nào của con người đại diện cho tình yêu?]
A. Trái tim
B. Bộ phận sinh dục
C. Tứ chi
D. Đôi môi
Cả văn phòng bàn luận sôi nổi.
Có vẻ như đây được xem là một câu đố vừa thú vị và vừa hấp dẫn. Sun cho rằng tình yêu trước giờ luôn được biểu trưng bằng hình trái tim. Bánh Mì suy luận bằng trực giác, cậu nghĩ rằng yêu đương thì hẳn là đôi môi... ngọt ngào như mía lùi. Thiên Thiên dù còn trẻ nhưng trả lời hơi thẳng thắn, ố ồ còn gì nữa... chắc chắn là phương án B.
Evi và tôi lại không vội trả lời câu hỏi này.
Lâu lắm rồi, Ong không ghé đến Văn Phòng Tạp Ghi nữa. Riêng Yingyue thì tự nhốt mình trong "Lãng cung", nơi mà cậu thỏa sức chơi Organ những bản thánh ca và đắm chìm trong muôn vàn giáo điều. Và, cả cô gái cá tính nhất văn phòng - Mị, dạo này cũng lười vác xác đến.
Tôi đã từng tự hỏi rằng, mình là type người nào trong hai xu hướng: Hướng nội (intr) và hướng ngoại (extr)?
Nếu để phân loại mọi người trong Văn phòng Tạp Ghi thì có lẽ, sẽ cho ra kết quả như thế này:
■ Intr: Sun, Ong, Mị, Evi
□ Extr: K8, Bánh Mì, Thiên Thiên
Đấy là cách phân loại theo họ tự nhận định.
Tôi nhớ Ma Dề trước đây từng có nickname là Trai Hướng Nội với muôn vàn triết lý nội tâm thâm sâu. Kinh nghiệm sống hay lý lẽ sách vở đều là những thứ tôi hơi hơi anti. Tôi phản bác: Chắc gì cái kinh nghiệm ấy đã còn phù hợp với hiện thời? Và chắc gì cái lý lẽ ấy là mẫu số chung cho hàng hàng lớp lớp cuộc đời... Tất nhiên đó là suy nghĩ vẩn vơ của tôi. Các bạn nghĩ sao về nó?
Theo sự quan sát cá nhân, tôi tự nhận thấy mình là người không hề hướng nội và càng không hướng ngoại. Tôi xem mình là người trung tính. Thời buổi bây giờ, người ta tự gán những cái mác ấy có khi là để show off một sự sâu sắc trù phú gì đấy nơi nội tâm, hoặc đó cũng là cách để nâng đỡ hoặc lấp liếm đi những khuyết điểm hay thiếu hụt. Chẳng hạn như, người sợ xã hội thì tự dán nhãn mình là người hướng nội. Còn người lệ thuộc vào xã hội thì tự phong mình là người hướng ngoại. Lắm thứ tên gọi khiến tôi cảm thấy công cuộc học ngôn ngữ của mình thật gian truân và nhiều thử thách... học bao nhiêu cũng thấy dốt.
Tôi vừa chu mỏ vừa trả lời anh Evi qua điện thoại. "Cảm ơn vì đã kết bạn với em".
$$$
Để kết thúc tập hôm nay, tôi xin công bố giải thưởng cho người trả lời chính xác nhất câu đố ở trên.
Bây giờ tôi đọc ngay nè, xin chúc mừng...
không ai trả lời đúng cả!
Thế các bạn có biết bộ phận nào tượng trưng cho tình yêu không? Chia sẻ cho tôi biết với nhé!
Bây giờ người dẫn truyện xin phép được đi ngủ. G9
Zzzzzzzzz...++
MỘT BÀN TAY
K8 chạy vội vã đến văn phòng, miệng thở hổn hển. Này, em sắp đi hẹn hò rồi. Mọi người cứu emmmmm...
Mọi người nhìn K8 đứng hình mất 5,001 giây.
Để chuẩn bị đi xem mắt... à, chỉ là hẹn hò thôi. Nên chuẩn bị gì nhỉ? Cả văn phòng bàn nhau để giúp K8. Với bản tính rất thích lo chuyện bao đồng thì ai trong Văn Phòng Tạp Ghi cũng tận tâm với em ấy.
● Round 1: First Impression
Người ta có câu: Cái răng, cái tóc là gốc con người. Thế nên, Mị xinh đẹp sẽ giúp cho K8 trở nên bảnh tỏn nhất hệ mặt trời. Gương mặt là nơi tập trung nhiều sự chú ý nhất của đối phương.
(Nhớ chép công thức lại nhé):
1. Tẩy trang
2. Tẩy da chết
3. Sửa rửa mặt
4. Treatments
5. Toner
6. Kem dưỡng
7. Xịt khoáng
Và đặc biệt đừng quên bước chống nắng. Nếu có tiền thì mua luôn viên uống chống nắng.
Bàn luận:
+Evi: Có vẻ hơi rườm rà... tôi thấy Mị là một Mentor hơi phức tạp hóa vấn đề.
+Sun: Chỉ được cái mã ở ngoài. Tôi nghĩ trước sau gì thì K8 cũng sẽ bị đối phương chán vì.. chỉ được cái mã, mà bên trong hổng có tiền.
...
● Round 2: Knowlegde
Anh Evi được xem là một Mentor có nhiều chữ nhất trong văn phòng. Cũng là người già nhất (xin lỗi anh). K8 đã ngồi học tổng cộng 50.203 thuật ngữ chuyên ngành, 499.123 cụm từ đối thoại, 100.000 câu giao tiếp nâng cao, 3 thứ ngôn ngữ lần lượt là Việt, Trung, Anh... Hai người đã nhồi nhét hết tất cả các kiến thức từ 58 chuyên ngành phổ biến hiện nay.
Bàn luận:
+Bánh Mì: Phải vỗ tay cho cái sự thông thái của anh Evi. Tôi có cảm tưởng như não sắp nổ văng ra chuồng gà rồi... hoho
+Tiểu Bao Tử: Một vẻ đẹp rất tri thức, và... cũng rất thổn thức, ngày thức, đêm thức. Tôi dự đoán nếu cứ kéo dài thêm vài hôm nữa thì K8 sẽ trở thành "đặc sản" gấu trúc trong vườn thú mất. Thương em.
...
● Round 3: Emotional Contact
Còn ai trồng phai đất này nữa... ông hoàng cảm xúc: Tiểu Bao Tử - Mentor hay tự ố dề thinking nhất văn phòng.
|ôi... nhìn thật sâu đôi mắt,
biển hồ xanh lai láng.
Đôi tay thon gầy úa,
chạm vào tim mong manh...|
~ K8 viết cho em ~
Bàn luận:
+Bánh Mì: Trapboiz dạy trapboiz thả thính. Còn gì bằng... hoan nghênh hoan nghênh!
+Mị: Là thơ dữ chưa ạ? Quá sến, quá ố dề. Cô giáo xin phép cho 2 điểm.
+Evi: Mentor Tiểu Bao Tải rất giỏi làm màu. Để góp dzui cho bầu không khí đỡ căng thẳng, tôi xin phép được hát một bài.
+Tiểu Bao Tử: Thôi thôi, xin chị. Đây là sân chơi chuyên nghiệp không phải đem ra giỡn. Tôi thấy Mentor Evi hơi quá rồi đó.
...
Liệu K8 có trở thành quán quân cho vị trí người yêu lí tưởng hay không? Và Mentor nào sẽ đoạt giải thưởng Mentor xuất sắc nhất?
Cá nhân tôi nghĩ tôi sẽ thắng giải này... vì tôi là người viết mà. Tuy nhiên, nếu mà làm vậy thì người ta thể nào cũng cho rằng tôi không công tâm.
Trên tay tôi chỉ có một tấm hình duy nhất, liệu ai sẽ là người quay về thu dọn hành lý và rời khỏi Văn Phòng Tạp Ghi?
Dừng lại khúc này một tí... cuối cùng là giúp em ấy đi hẹn hò thành công hay so tài cao thấp giữa các Mentor? Sau cùng, K8 đã ôm thất vọng tràn trề.
Chuyện là, cô gái đã từ chối vì cái gì K8 cũng tốt nên cô thấy chán, không muốn tìm hiểu và chẳng muốn hẹn hò. Chỉ thế thôi.
NGẪU NHIÊN - LỜI GIÃ BIỆT
(Camera quay thẳng chính diện vào tôi)
- Tôi nghĩ rằng mình sẽ dừng viết một thời gian.
- Tiếc thế ạ. Nhưng lí do là gì?
- Tôi cảm thấy được nâng đỡ rất nhiều bởi các nhân vật mà tôi tạo ra từ những con người có thật và được phóng tác bằng trí tưởng tượng của mình. Tôi tin rằng không chỉ tôi mà có lẽ chính họ khi đọc Ngẫu Nhiên cũng sẽ được nâng đỡ như tôi (nếu thôi). Yes, anh Evi là người đã đọc nó đầu tiên và anh đã nói với tôi rằng: Cái TÔI mà em viết có vẻ như vừa là em và vừa là người khác. Thật vậy, đó là câu trả lời của tôi cho câu hỏi lần trước.
Hẹn gặp lại mọi người ở những tác phẩm khác. Xin chân thành cảm ơn.
/HẾT/.
Behind the Scenes- LỜI DU TỬ
*Hỗn loạn* (Mọi người đang xem lại các cảnh quay của phim)
Evi: Tôi dành nhiều sự quan tâm cho Yamako (Tiểu Bao Tử). Có thể là một người em trai, một cậu bạn, một người mà tôi yêu mến. Tôi nghĩ mình đã được xây dựng một hình tượng rất trượng nghĩa trong bộ phim.
Mị: Đã từng phân vân vì vai diễn này lột tả Mị hơi cá tính. Nó cũng vốn là tính cách thật của tôi nhưng được nhìn với lăng kính rất hóm hỉnh.
Bánh Mì: Em đã không nghĩ mình sẽ được hóa thân vào một nhân vật khá dễ thương, dí dỏm và ấm áp. Em cảm nhận được sự nóng bỏng ấy, y hệt bánh mì mới ra lò.
Sun: Em không muốn bàn luận nhiều. Nói chung là mặc dầu em không xuất hiện nhiều nhưng cũng rất vui.
K8: Tiểu Bao Tử là người đã lắng nghe em và quan tâm em khi em suy sụp nhất. Đấy chính là lý do siêu to bự để em tham gia bộ phim.
Thiên Thiên: Có những tập rất hài hước đến nỗi cười điên cuồng. Có những tập khá thú vị và gợi nhiều sự xúc động. Cảm ơn vì đã có một Thiên Thiên cute như thế.
(Cảm ơn các diễn viên phụ khác đã đồng hành).
- 1,2,3... Máy quay action!!! Nhìn vô camera lẹ lên biên kịch ơi!
- Xin chào, tôi là Tiểu Bao Tử, chính là biên kịch và đồng thời là nhân vật chính trong Ngẫu Nhiên. Đúng như tên gọi của nó, "Mọi thứ ngẫu nhiên sắp đặt và mọi thứ cũng sắp đặt một cách ngẫu nhiên". Tôi là một người theo chủ nghĩa duy tâm.
(Máy quay hơi rè... @&#^&@*!*!)
- Nó là một sản phẩm của vô thức. Và hiển nhiên chỉ mỗi một mình tôi hiểu được tường tận những gì tôi viết. Tuy vậy, cũng thật sự tình cờ khi có một người bạn - anh Evi. Anh đã hiểu những gì tôi viết. Cũng có lẽ, chính điều ấy khiến tôi viết tập đặc biệt này.
(Tiểu Bao Tử cười thoáng hiền)
- Ý tưởng ban đầu do những người bạn của tôi gợi nhắc. Đó là những con người lung bung nhưng có nhiều lòng trắc ẩn. Tôi không thích nguyên mẫu cho nhân vật chính là người thông minh, khiêm tốn, lịch lãm, tài hoa...blabla... Các bạn thân mến, khi đọc Ngẫu Nhiên, ắt hẳn các bạn sẽ phát hiện ra những chi tiết rất vô lý, phóng đại, dở hơi, thiếu logic, thiếu trật tự, vô nghĩa, tùy tiện,... Nếu là một dân ngôn ngữ "thứ thiệt" sẽ phát hiện ra nhiều lỗi chính tả, câu cú, hình thức phá cách và tùy hứng. Tôi có sửa lỗi chính tả đối với những từ gây sai lệch nghĩa. Có rất nhiều từ sai lỗi chính tả nhưng tôi vẫn giữ nguyên. Có biết tại sao không? Có những từ viết sai lỗi chính tả nhưng vô thức ta vẫn hiểu đúng ý nghĩa của nó.
(Ngáp... )
- Ừ thì, tôi đã dùng một phong cách ngôn ngữ "đời thường" nhất có thể để viết (lâu lâu vẫn hơi mang màu sắc cổ điển, vì tôi xuất thân là sinh viên văn học Anh mà). Lạ ở chỗ, tôi đã mượn tính khôi hài của điện ảnh Đài Loan để chấp bút. Bánh Mì là một cậu bạn có thật và hiện đang sinh sống tại Đài Loan, cậu đã khiến tôi tạo ra bối cảnh ấy.
(Ngáp lần thứ hai... @@)
- Đã từng có nhiều thầy cô bóc mẽ "văn" của tôi thời còn là sinh viên. Có người bảo tôi viết quá thiếu thực tế, mơ mộng hão huyền, bay bổng trên mây,... Kỳ thực, tôi e sợ rằng: Nếu ta viết với cái lý lẽ là rất thực và rất đời, chắc hẳn sẽ có nhiều người vô thức dẫm lên những vết xe đổ đó. Bởi, họ luôn tin những văn hóa phẩm ấy là cuộc đời thực của họ. Thành ra, tôi đã viết rất hoang đường, phi lý trong từng ngóc ngách. Có người nói nặng lời hơn rằng: "Có nhân nhưng không có văn" ám chỉ tôi không có một chút xíu văn chương nghệ thuật. Tôi xin thưa rằng, tôi lại thấy mình có quá nhiều "văn" nhưng lại không được là một con người thật sự. Cô Bạch Ninh là một thạc sĩ mà tôi học hỏi được nhiều. Không phải ở văn chương, càng không phải ở kinh nghiệm sống. Cô luôn điềm tĩnh và thản nhiên để nghe tôi trên mọi mặt trận và cũng chưa bao giờ xem thường những gì tôi viết.
(Ngáp thêm lần nữa...##)
- Người ta nhận định ngôn ngữ luôn có giới hạn, ngôn từ luôn thu hẹp ý nghĩa, con chữ bóp méo những diễn đạt nội tâm. Tôi thì nghĩ, làm gì có cái gọi là "language barrier". Tại không muốn nghe, không muốn hiểu, và không muốn thể hiện. Xin đừng đổ lỗi cho ngôn ngữ nữa!
Hôm nay, tôi đã vui sướng vì anh nói cảm ơn những gì tôi cho anh đọc và thấy lôi cuốn trong từng dòng chảy lung tung.
|Ending|
Những bản thảo của tôi đã được xuất bản trên tạp chí văn học Đài Loan năm 2103. Khi tôi bước sang tuổi 32, tôi đã trở thành một nhà phân tâm sống kín tiếng với mật hiệu: WC.
< ÍT PHÚT QUẢNG CÁO >
Để sáng tạo, văn vở, trắc ẩn và đặc biệt là thi phú ngâm vịnh thì trước tiên hãy có cho mình một con điện thoại Nokia cùi bắp. Soạn tin: GPRS <khoảng trắng> gửi 7989. Tha hồ lướt web, tha hồ nghe nhạc không giới hạn. GPRS <khoảng trắng> 7989.
...
Tôi đã chạy tới chỗ anh Evi và nói: "Em yêu anh nhiều lắm". Evi đã cười mếch môi:
- Tôi đã thấy và tôi đã đánh giá. Quyết định của tôi làm ơn hãy tôn trọng.
Tôi giận dữ túm cổ áo anh: - Nè, bạn nói như vậy là bạn đang xúc phạm đó. Bôi cái môi thâm đi rồi nói chuyện với chị @^#^@*@*>>>!&#^
~~ PEOW PEOW ~~
Peekaboo dzui dẻ dzui
#Camxuclenngoi
Nhớ nha mấy bà
LỜI ĐỀ TỪ - tác giả
Tôi xin mượn những câu thơ trong bài Lửa Từ Bi của Vũ Hoàng Chương để làm cớ viết lời mở đầu cho Ngẫu Nhiên - sự hỗn loạn của vô thức.
"Ôi, ngọn LỬA huyền vi!
Thế giới ba nghìn phút giây ngơ ngác
Từ cõi Vô-Minh
Hướng về Cực-Lạc.
Vần điệu của thi-nhân chỉ còn là rơm rác
và chỉ nguyện được là rơm rác
Thơ cháy lên theo với lời Kinh;
Tụng cho nhân loại hoà bình
Trước sau bền vững tình huynh-đệ này".
Bài thơ viết cho Bồ Tát Quảng Đức trong sự kiện trái tim cháy trong lửa thập niên 60.
Ngày trước, tôi thấy ba tôi mượn một cuốn sách, nhớ không nhầm tên tựa là "Những câu chuyện tâm linh". Và, trong một chương có viết về câu chuyện ấy, không khỏi khiến tôi ám ảnh. Thực ra, bất kể câu chuyện nào cũng gây khó ngủ vì sự huyền bí của nó.
Cũng giống như tôi chia sẻ ở Ngẫu Nhiên. Lúc nhỏ tôi sợ hãi những thứ thuộc về huyền học, cho đến lớn thì sợ hãi những thứ mà hiển hiện ngay trong tiềm thức.
Tôi xin tường thuật lại, những phần khúc mắc qua 6 phiên làm việc tại tham vấn học đường. Từ đó đưa ra những luận điểm từ khả năng phóng chiếu của mình.
*
[Làm sao để tôi vượt qua nỗi sợ chết? Cố nhiên, ai cũng hiểu một quy luật tự nhiên của con người đó là cái chết. Thật nực cười khi nhà tham vấn lại hiểu nhầm ý của thân chủ bằng tham vọng của con người. Ôi, làm sao để ta khỏi chết?
Hai nhà tham vấn ép phe một thân chủ. "Bạn biết gì về cái chết hãy nói đi, tôi sẽ lắng nghe". Tôi chỉ nghĩ rằng mình sẽ được bày tỏ những niềm tin phi lý, những hình ảnh, ảo giác, niềm tin tôn giáo...vv Tôi thật sự nghĩ vậy.
Khiếp, cũng bởi tự cho ta đây là hay, tin vào phán đoán, tin vào kinh nghiệm, tin vào cái TÔI mà xã hội đang vận động mỗi người sống "be yourself".
Tôi cũng tự thấy cưng cho cái nét mặt khinh khỉnh. Nụ cười ngờ nghệch và vô tri của hai nhà tham vấn dày dặn kinh nghiệm với những tấm bằng thạc sĩ, với cái mà gọi là nghiên cứu khoa học, thực nghiệm.
Vâng, nếu ngay ở tuổi 20 không lắng đọng thì biết đâu chừng đến độ 40, 60 thậm chí chết rồi vẫn "khùm đin", ấu trĩ cho rằng ta đây đã lớn. Tôi tin một điều rằng một người không có tuổi thơ thì khi trưởng thành, sẽ đi kiếm tìm tuổi thơ đâu đó, rong đuổi khắp cùng tận trong thế giới vật chất.
Một người thầy cũng là người dạy tôi môn Nhập môn Xã Hội học đã chia sẻ về niềm tin của thầy. Bước ba bước thấy thần linh. Tôi không những không cười mà còn thấy đó là điều đáng để tôi suy ngẫm. Tôi nhắc lại là thầy dạy bộ môn xã hội học, không phải tâm lý học.
Bất kể ai đam mê bộ môn tâm thức đủ sâu đều nhận thấy đó là điều mà không thể đo lường bằng định lượng. Cân, đo, đong, đếm bằng số liệu, sơ đồ, con số. Cũng thật nực cười cho những cái gọi là biện chứng. Tôi đồng ý với thầy rằng siêu hình sometime sẽ phù hợp cho những trường hợp, có lẽ là đặc biệt.
Nhắc đến đặc biệt lại một lần nữa thấy cưng cho hai nhà tham vấn đại tài của tôi. Cưng vô lây á! Tôi bảo mỗi người sinh ra đều có một dấu ấn riêng mà không cần phải làm gì để phải đặc biệt cả. Tính uniqueness của thân chủ là điều không cần bàn cãi. Nói đi thì cũng nói lại (tôi không có bênh hai người kia nhé). Thành thật, xã hội có quá nhiều người chạy theo trend: chữa lành, quay vào bên trong, thiện lành, tu tập, bình an...
Cũng không biết phải truyền thông không? Trong Ngẫu Nhiên tôi có nhắc đến công việc của nhân vật Evi. Anh quản lý và kiểm duyệt truyền thông, chính điều ấy khiến anh phải đủ vững và có khả năng chuyển hóa một đống rác. Đúng, truyền thông không khác gì một hố rác dơ bẩn, đê tiện... đủ để thao túng nhân loại và xã hội. Chạy mãi thôi mà không biết tại sao phải chạy, còn không thì chấp nhận rồi lại đi healing.
(Sáng đi làm healing bằng 1 ly cà phê, trưa đi làm healing bằng trà sữa, group chat, đủ thể loại nghiện không riêng gì nghiện chất... Tôi nghĩ nó đúng thực là vô thức tập thể như Jung đề cập trong lý thuyết của ông).
Nhà tham vấn nào đó bảo: Sống và sống tốt hơn... Là tốt hơn chưa, hay tham vọng?
Nhân vật Mị đại diện cho những người làm giáo dục. Vốn, giáo dục chính là một sự cải tân cũng như nuôi dưỡng trí óc con người nhưng sau cùng lại bóc lột lẫn nhau không khác gì những con thú ăn thịt đồng loại và ta cho đó là trí huệ. Vâng, phải vỗ tay cho những người trí, trí lắm lắm cơ. Hôm nào vui thì 8 điểm, hôm nào bực quá thì 2 điểm. Văn học bắt nêu cảm nghĩ của em nhưng điểm thì cô chấm theo ý cô. Mệch quá mệch!
Nhà tham vấn nào đó đã phản hồi thân chủ như thế này: "Tham vấn không có nghĩa là mang lại sự dễ chịu cho bạn". Tôi hiểu ý đấy, nhưng điều tôi muốn nói ở đây là những phản hồi của thân chủ là có ích cho những phiên làm việc sau đó. Phân bua cho đã rồi mới chốt hạ một câu: Tôi ghi nhận phản hồi của bạn".
Nó làm tôi nhớ đến chi tiết tư vấn tình cảm của Bánh Mì. Dẫu sau đó Bánh Mì bị người yêu cắm sừng đến nỗi suy sụp mà phân ly ra một nhân cách khác - Đình Đình. Cái trợ giúp ấy vẫn mang lại ý nghĩa cho Mị. Một sự tương thân tương ái đồng đẳng.
"Tôi giúp gì được cho bạn?" ; "Không, đó không phải mong muốn của bạn".
Muốn giúp thì tìm cách, không muốn thì rất hay tìm lý do. Thế lý do ở đây là gì? Là lũ thực dụng không hơn, không kém. Tao bán tri thức mà thực ra cái tri thức đó lại lại một mớ rác được bày vẽ thành luận án, luận văn, báo cáo, tường trình, vấn đàm, tiến trình... Nghe thì chuyên nghiệp lắm nhưng cũng chỉ để phơn phớt lên cho thiên hạ biết hoặc là có cớ để hầu tòa.
Tôi và một người bạn quyết định nghỉ học vì không có thứ chúng tôi cần ở môi trường ấy. Bạn tôi bảo bạn muốn học làm người. Phải ha, trước giờ chỉ sống như thú với những thứ lộng lẫy trên đời và một bãi chiến trường từ những tham vọng. Người ngu thì rất hay lý tưởng hóa, còn người khôn thì tìm cách dập tắt những mơ ước phù phiếm.
Tôi đã từng hỏi một giảng viên có hàm tiến sĩ về Tâm Lý Giáo Dục. "Nếu thân chủ muốn tự sát thì phải xử lý như thế nào trong một case tham vấn?". Tất nhiên, tôi không được trả lời nhưng sau đó tôi tự trả lời luôn cho mình.
Với một kẻ duy tâm như tôi thì maybe, cái tháp Maslow có khi nên lộn ngược xuống, chổng cái đáy lên trời. Thế mới bắt trend kịp với thời đại số.
Đỉnh cao của những gì tôi viết trong Ngẫu Nhiên không phải là những nghệ thuật ngôn từ, triết lý nhân sinh sâu sắc. Nó là kết tinh tự nhiên nhất của tàng thức. Giống như Jazz, phóng khoáng có chừng mực, tự do có nguyên tắc.
Nhiều thầy cô và bạn bè theo đuổi những trường phái tâm lý học hiện đại hơn. Riêng tôi, chỉ tin vào tâm lý học cổ điển cũng như tôi có từng nghĩ: Sẽ hạnh phúc khi trở về thời nguyên thủy. Con người trần trụi với thiên nhiên, ăn lông ở lỗ.
Tôi không còn sợ những câu chuyện ma quỷ mà sợ cái gọi là văn minh nhân loại, phát triển văn hóa, cố chạy kiểu gì thì cũng trở về với nỗi sợ bản năng nhất - Làm sao để sinh tồn? Cồng kềnh hơn là vừa sống cái thân vừa sống cả cái sĩ diện mà người ta gọi là lòng tự tôn (self-esteem).
Tôi cũng tự thấy cưng cho những cơ chế phòng vệ siêu đáng yêu của nhà tham vấn. Bà Anna còn sống thì ắt hẳn sẽ viết ngay vào từ điển phân tâm cho cơ chế phòng vệ cái tôi mới - Làm từ thiện.
(Sinh viên ngành CTXH học mới mấy tuần xin phép chê thiệt là chê nha). Trong khi đó, người cần giúp đỡ thì khinh khỉnh cái mặt. Ném hồ sơ lên bàn chỉ trích thân chủ. Xin phép được đánh dấu vào blacklist những "truyên diên" tâm lý cần né. Tôi tự hiểu vì sao mà rất nhiều thân chủ sợ phải đi tham vấn, sợ nhà tâm lý, thử trình độ và khả năng dung chứa.
Nhà tham vấn không xây dựng nổi mối quan hệ với thân chủ mà tự tin cho rằng ta đây sẽ giúp thân chủ kết nối xã hội. Vâng, tôi cũng tự thấy buồn cười cho những cái kết nối hết xức giả trân. Trước mặt thì lịch sự, nghiêm chỉnh sau lưng thì mỉa mai, nói xấu. Kết nối xã hội như thế thì xin phép chê lần thứ hai.
Có lần, thân chủ cùng cực vì khó xử trí nan đề của mình. Thân chủ có ý định tự sát. Trời ơi, mọi người biết phản hồi lại như thế nào không?
"BẠN MÀ MUỐN CHẾT THÌ ĐÃ CHẾT TỪ LÂU RỒI".
Bảo sao thân chủ không tự chăm chữa cho mình, bảo sao mà sinh viên CTXH, tâm lý học thất nghiệp. Đèn đèn sách sách còn không bằng người ta ngủ ngày, ngủ đêm cơ.
Lại còn ra dẻ: "Đừng có trả bài, đây không phải phỏng vấn". Cái này thì tôi thấy họ đúng. Sinh viên năm tư ngành tâm lý học đi phân tâm cho thân chủ bằng cách bắt thân chủ hồi tưởng quá khứ. Thạc sĩ tâm lý thì lại cố trấp cho cái sự hiểu nan đề của thân chủ. Thời lượng 60 phút là rất ít để lắng nghe (với tư cách là nhà phân tâm amateur như tui). Sau đó lại hỏi thân chủ có muốn nói gì không khi đã hết thời lượng tham vấn. Còn chữa cháy bằng cách viện lý do là bận và không thể vãng gia.
"Đáng lý ra phải vãng gia và viết email hỏi thăm sinh viên".
Xưa giờ có làm đâu mà đáng với chả lý. Cứ công việc văn phòng nhàn hạ bà con nhỉ? Hết 8 tiếng chấm công đi về, thế mới lý trí, thế mới là khôn và đủ thực tế].
*
Nhân vật Tiểu Bao Tử chính là nguyên mẫu cho hình tượng The Fool trong Tarot. Những nhân vật khác như Evi là Hero, Mị là The Queen,... Đấy là liệu pháp phân tâm kết hợp trường phái Freudian, Jungian với biến thể của liệu pháp trò chơi Dixit.
Sau tất cả, những lời từ chối luôn luôn khiến tôi phải đi một con đường khác mà cho đến khi ngoảnh lại, tôi tự thốt lên: "May quá vì bạn đã khóa cửa lại, thần linh đã cứu rỗi mình". Hẳn là nên biết ơn những cánh cửa đã đóng, để ta đi trên con đường mà không mấy ai chọn để đi.
Lời cuối, khi viết những dòng này tôi đã thật sự được kích hoạt trắc ẩn tự thân. Anh W (Evi) đã luôn mong đợi những gì tôi viết. Anh bảo giọng văn của tôi rất lôi cuốn và dễ đi vào lòng người. Bạn L. đã mua hẳn một chiếc bánh kem dễ thương để tặng tôi nhân ngày sinh nhật vì những gì tôi viết đã khơi gợi trắc ẩn trong bạn. Tuy vậy, cũng có lắm kẻ dèm pha và phản biện những xúc cảm tôi viết.
(Người ta cười vì tưởng đó là viết trị liệu cơ, hoài nghi không đúng chỗ và tin người không đúng lúc).
Thời gian mà tôi suy sụp nhất tôi đã không ngừng hát Aria Vận Mệnh cho cả Văn Phòng Tạp Ghi nghe:
"Cảm ơn cô, ta đã ổn rồi. Để tạ ơn ta sẽ gieo một quẻ bói nhé!
Ối chà, một cuộc gặp gỡ định mệnh đang chờ cô đó!
Nhìn xem sự bài trí của những bông hoa, rất hiếm khi hiện ra quẻ này đó".
Tác giả: Như Sơn.